xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kỷ lục về sự "lắm quan"

MINH TRƯỜNG

Một bộ mà số cán bộ trưởng, phó phòng và tương đương đã lên tới hơn 9.100 người. Chắc chắn đây là kỷ lục về biên chế hành chính trong một bộ mà không quốc gia nào có thể vượt qua.

Số liệu này dẫn theo báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016. Con số hơn 9.100 biên chế nói trên là ở Bộ Tài chính. Một số bộ, ngành cũng có đông cán bộ - công chức (CBCC) giữ chức danh lãnh đạo. Tại hội nghị ngày 29-11 ở Hà Nội, ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng, cho biết cả nước hiện có 81.492 lãnh đạo cấp phó từ phó phòng đến thứ trưởng. Cứ 5 CBCC thì có 1 lãnh đạo cấp phó (tỉ lệ hơn 21%), có nơi 44/46 lãnh đạo, có cơ quan 100% cán bộ là lãnh đạo, không có ai là chuyên viên; thậm chí có vụ có 19 hàm phó vụ trưởng…

Rõ ràng kỷ lục về sự "lắm quan" và có không ít nơi "quan nhiều hơn lính" chẳng đem lại niềm vui cho số đông dân chúng. Quan chức (mới là cấp phó, từ phó phòng đến thứ trưởng) của một bộ đã lên tới xấp xỉ quân số… một sư đoàn thì quả là đáng hãi. Nhìn rộng ra, hiện số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước khoảng 4 triệu người, chưa tính quân đội và công an. Nghịch lý là sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 39 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tinh giản biên chế (TGBC) và cơ cấu lại đội ngũ CBCC, viên chức thì số người hưởng lương, phụ cấp không giảm mà tăng lên. Theo Nghị quyết 39, mỗi năm phải tinh giản 70.000 người, sau 2 năm thực hiện phải giảm 140.000-150.000 người nhưng thực tế tăng thêm 96.000 người. Hiện nay đang có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Dương, Thanh Hóa, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An.

Trên các nghị trường, nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia từng than rằng: Đội ngũ CBCC đông như thế, ngân sách nào nuôi cho nổi nhưng thực tế đã nuôi bao nhiêu năm nay, nuôi miệt mài nhiều ông "sáng cắp ô đi, tối cắp về". Hiện có khoảng 8 triệu người đang hưởng lương ngân sách, chiếm gần 9% dân số. Hằng năm, ngân sách phải bỏ ra khoảng 20% chi thường xuyên dành cho quỹ lương. Do đó, vấn đề TGBC càng trở nên cấp bách. Theo Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", mục tiêu đến năm 2021, cơ bản hoàn thành việc giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó; thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh; giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015…

Phải TGBC mới có thể cải cách tiền lương, mới có thêm điều kiện để nâng phúc lợi xã hội cho dân, nâng lương hưu cho CBCC và người lao động. TGBC quyết liệt và triệt để mới có được đội ngũ CBCC tốt, tận tụy phục vụ dân; mới có nền hành chính trong sạch, góp phần xây dựng chính phủ minh bạch, kiến tạo. Trong thực hiện TGBC, phải mạnh tay hơn, đừng e ngại đụng chạm. Nếu không, tình trạng biên chế không giảm lại phình ra thêm như đã từng xảy ra, sẽ thêm nặng gánh ngân sách, làm khổ người dân. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo