xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu nhập không đủ sống, công nhân rời phố về quê

Hồng Đào- Thanh Nga

(NLĐO) - Doanh nghiệp phản ánh thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, người lao động rời thành phố về quê vì thế thành phố cần có nhiều chương trình chăm lo căn cơ.

Sáng 10-5, LĐLĐ TP HCM tổ chức chương trình "Đồng hành cùng Doanh nghiệp", nhằm gặp gỡ, lắng nghe và chia sẻ ý kiến của doanh nghiệp đối với hoạt động Công đoàn thành phố. 

Tham dự có ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM; ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy; bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ thành phố… cùng 102 doanh nghiệp có đông công nhân trên địa bàn .

Thu nhập không đủ sống, công nhân rời phố về quê- Ảnh 1.

Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, lắng nghe góp ý của doanh nghiệp

Góp ý tại chương trình, bà Phùng Thị Minh nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (quận 6, TP HCM), cho rằng nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đang thiếu lao động. Bởi năm 2023, do ảnh hưởng kinh tế, người lao động về quê, thành phố mất đi lực lượng lao động có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc.

Theo bà Nghĩa, người lao động làm 15 năm thì nghỉ, lúc này họ mới 33 - 34 tuổi, độ tuổi chín chắn và trưởng thành. Họ rời doanh nghiệp, chờ hưởng Bảo hiểm xã hội một lần. Nhiều chủ doanh nghiệp phản ánh chi phí sinh hoạt tại TP HCM khá cao, thu nhập công nhân bình quân chỉ 6-8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, họ phải đóng tiền thuê nhà, tiền gửi con từ 5-6 triệu đồng.

Thu nhập không đủ sống, công nhân rời phố về quê- Ảnh 2.

Bà Phùng Thị Minh nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên, phát biểu tại chương trình

"Thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, người lao động rời thành phố về quê. Lãnh đạo thành phố cần có những chương trình đưa các mặt hàng thiết yếu, giá hợp lý, các chương trình khám bệnh miễn phí… đến với người lao động giúp họ giảm chi phí" - bà Nghĩa đề xuất.

Còn ông Nguyễn Thành Tài, Giám đốc Nhân sự Công ty CP Đại Đồng Tiến (quận 5, TP HCM), phản ánh nhà ở xã hội là nhu cầu bức thiết của người lao động. Hiện nay, công nhân chi tiền thuê trọ 1 triệu đồng/người và khoảng 3 triệu đồng/gia đình. Khoản tiền này chiếm khá lớn trong thu nhập của người lao động vì thế họ mong muốn sở hữu một mái ấm.

"Qua khảo sát, có 30-35% người lao động của doanh nghiệp có nhu cầu tiếp cận các gói nhà ở xã hội. TP HCM có nhiều chương trình nhà ở xã hội nhưng làm thế nào để người lao động có thể mua, thuê nhà ở xã hội?" - ông Tài đặt vấn đề.

Thu nhập không đủ sống, công nhân rời phố về quê- Ảnh 3.

Lãnh đạo TP HCM và đại diện các doanh nghiệp tại chương trình

Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến xung quanh các dự án, dự thảo Luật đang được sửa đổi như Luật Việc làm, Luật BHXH, Luật Công đoàn cũng như những chính sách của TP HCM dành cho người lao động và doanh nghiệp. Đại diện doanh nghiệp cũng quan tâm những giải pháp trong đời sống việc làm để ổn định nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển cũng đã được đề xuất.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, hợp đồng của doanh nghiệp chưa nhiều, đời sống người lao động còn khó hơn. Vì thế, Công đoàn TP HCM tổ chức chương trình nhằm đồng hành, chia sẻ, ổn định đời sống người lao động cũng là ổn định doanh nghiệp. Tại chương trình, các đơn vị, sở ngành có liên quan, có trách nhiệm đã trao đổi, làm rõ các nội dung doanh nghiệp quan tâm. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật.

Thu nhập không đủ sống, công nhân rời phố về quê- Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, phát biểu tại chương trình

Hơn 2 năm phục hồi sau đại dịch COVID-19, kinh tế thành phố từng bước phục hồi thể hiện rõ qua sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu ngân sách… Trong 4 tháng đầu năm 2024, tốc độ toàn ngành công nghiệp thành phố tăng 5,1%. Trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng điểm TP HCM, có 3 ngành tăng dương và 1 ngành giảm. Công nghiệp truyền thống giảm 2,7% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 12% so với cùng kỳ.

TP HCM thành lập mới 22.345 doanh nghiệp, tăng 10%; giải thể 14.000 doanh nghiệp. Vốn doanh nghiệp đăng ký giảm 17,1% so với cùng kỳ.

Về thị trường lao động, thành phố giải quyết việc làm được 110.000 người, đạt 36,6% kế hoạch năm. Về hưởng trợ cấp thất nghiệp, có 10.430 người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp/12.101 hồ sơ đăng ký. Thu ngân sách 4 tháng đầu của thành phố ước tính khoảng 183.000 tỉ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

Sức sống cộng đồng doanh nghiệp phát triển mạnh, đồng nghĩa kinh tế TP phát triển. Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá để về đích hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2020-2025.

"Đây là dịp nghe, hiểu, đồng hành và tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp tại thành phố. Các sở, ngành thành phố sẽ gần gũi với cộng đồng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, đơn hàng, việc làm của người lao động… để TP HCM ổn định, phát triển hoàn thành nhiệm vụ 2020-2025" - ông Nguyễn Văn Dũng nhấn mạnh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo