Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Ảnh: Quốc hội
... Trước hết, đó phải là tiêu chí khởi xướng chính sách. Người đứng đầu là người dẫn dắt đoàn tàu, bộ máy địa phương. Vì vậy, anh phải khởi xướng chính sách bằng ý tưởng, bằng nhìn nhận xu hướng phát triển, tận dụng tốt lợi thế của địa phương mình, chứ không phải dựa vào bộ máy, rồi sau này xảy ra sự cố gì lại đổ lỗi cho bộ máy. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trong việc khởi xướng chủ trương, chính sách, thậm chí khởi xướng cả giải pháp thực hiện.
Tiêu chí thứ hai là trọng dụng nhân tài. Các nước phát triển coi đây là nguyên tắc hàng đầu. Người lãnh đạo không biết trọng dụng nhân tài, có nghĩa là anh không phát huy được một nguồn tài nguyên đặc biệt, mà cha ông ta vẫn gọi là "nguyên khí quốc gia".
Thứ ba, người đứng đầu địa phương phải quy tụ được sự đoàn kết, tạo được năng lượng cho tập thể.
Tiêu chí cuối cùng chính là thành quả, sự thay da đổi thịt của địa phương.
Việc đánh giá có thể thực hiện trong 6 tháng, hay 1 năm, 3 năm, 5 năm. Còn nếu không có tiêu chí rõ ràng, ai cũng tốt cả thì sẽ không tạo ra cú hích đột phá nào cả".
(Đại biểu Quốc hội LÊ THANH VÂN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, đề xuất trên Báo Tiền Phong ngày 5-11).
Bình luận (0)