"Tôi theo đuổi việc này từ Nghị quyết Trung ương 7 khóa VIII. Năm 1999 đã đề xuất trong giai đoạn 2001 – 2010, sắp xếp còn dưới 20 bộ là hợp lý. Có lẽ xu hướng này, Chính phủ khóa XIII vẫn tiếp diễn. Các nước phát triển họ chỉ có 10 – 12 bộ thôi, đặc biệt Thuỵ Sỹ chỉ 7 bộ. Phải xử lý mối quan hệ Chính phủ – Thủ tướng – Bộ trưởng. Đây là điều quan trọng, nếu không rõ thì mọi chuyện đều đẩy lên Thủ tướng, Chính phủ, dù việc rất nhỏ…
Cái cần là phải làm mạch lạc để đề cao quyền chứ không cơ quan khác nói quyền ông Chính phủ to thế, 24/24 giờ, còn Quốc hội xuân thu nhị kỳ… Nếu làm mạch lạc hệ thống tổ chức này, mới có cơ hội tinh gọn bộ máy, rõ về chức trách, trách nhiệm, mọi người mới làm đúng phận sự, chức trách của mình...
Ngoài Tổ chức chính quyền địa phương, cần có luật về phân quyền một cách chính danh, chứ không phải cấp cơ sở đang phải hứng tất cả các nhiệm vụ, chạy theo bộ máy thôn, xã, tưởng quản trị được nhưng toàn chuyện tày đình xảy ra, hệ thống của anh làm gì, thực tiễn đó là điều chúng ta phải suy nghĩ, tính toán lại cho một hệ thống có hiệu quả. Trả lời được thì bộ máy sẽ thông suốt, hiệu quả. Nếu làm thế này, không tiếp cận mạnh mẽ thì mọi tội vạ lại đổ Bộ Nội vụ, mất nhiều công sức.
(Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc phát biểu trên TTXVN ngày 26-8 về sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương)
Bình luận (0)