xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững

Bài và ảnh: Thanh Nhân

Kết nối cung cầu là giải pháp trọng tâm và thiết thực góp phần đưa sản phẩm Việt vươn xa

Các hoạt động kết nối của Sở Công Thương TP HCM và Sở Công Thương các tỉnh, thành đã mở ra thị trường lớn hơn cho rất nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất, chủ thể chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… trên cả nước.

Đẩy mạnh kết nối 2 chiều

Được triển khai thực hiện từ năm 2012, đến nay chương trình kết nối cung cầu hàng hóa do Sở Công Thương TP HCM chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành tổ chức có quy mô ngày càng lớn, hàng hóa dồi dào, phong phú. Chương trình đã hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa, giúp định hướng sản xuất, rút ngắn dần khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng.

Ngoài ra, chương trình không chỉ hỗ trợ các địa phương tiêu thụ sản phẩm, mà còn bổ sung nguồn hàng bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng TP HCM, nhất là các dịp lễ, Tết.

Tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, TP HCM đã chủ trì phối hợp tổ chức 9 hội nghị kết nối cung cầu, 12 buổi kết nối trực tiếp (B2B) giữa hệ thống phân phối và nhà cung ứng, 8 đoàn DN phân phối khảo sát cơ sở sản xuất; thực hiện 3.758 lượt tiếp xúc 1-1; ký 274 biên bản ghi nhớ, trong đó có 82 biên bản phát triển thành hợp đồng thu mua. Trọng tâm là kết nối cung - cầu, hỗ trợ tiêu thụ đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP. Qua những lần gặp gỡ trực tiếp này, hàng ngàn đặc sản, sản phẩm OCOP từ mọi vùng miền cả nước đã được tiếp cận, chào hàng người tiêu dùng TP HCM.

Xây dựng chuỗi cung ứng bền vững- Ảnh 1.

Thông qua hoạt động kết nối cung cầu, nhiều sản phẩm OCOP đã thâm nhập được vào hệ thống phân phối hiện đại

Nhiều hệ thống phân phối có khu vực riêng để trưng bày và bán sản phẩm OCOP như Co.opmart với 70 sản phẩm, hệ thống GO!, BigC, Top Market với 145 sản phẩm, hệ thống Satra với 34 sản phẩm, MM Mega Market với 106 sản phẩm… Cũng thông qua các hệ thống bán lẻ này, nhiều sản phẩm Việt đã chinh phục được người tiêu dùng Thái Lan, Nhật Bản…, giữ được vị trí trong các hệ thống phân phối xuyên quốc gia.

"Năm 2023 là năm cao điểm TP HCM đẩy mạnh liên kết vùng. Đến nay, thành phố đã ký hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với 38 tỉnh, thành thuộc 6 vùng kinh tế của cả nước. Trong đó, kết nối cung cầu là một hoạt động cấp vùng, cụ thể hóa cam kết của lãnh đạo thành phố" - ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết.

Theo đánh giá của nhiều DN sản xuất, phân phối lớn đồng hành với chương trình nhiều năm qua, hoạt động kết nối qua từng năm đã có bước tiến rõ rệt, khắc phục được những điểm hạn chế trong sản xuất và thương mại. Nhiều "điểm nghẽn" trong sản xuất, thu mua, phân phối hàng hóa đã được giải đáp hoặc có phương án tháo gỡ ngay trong những buổi tiếp xúc trực tiếp. 

Đáng chú ý, nhờ có sự định hướng của nhà phân phối về tín hiệu thị trường, xu hướng tiêu dùng mà nhà sản xuất các tỉnh, thành đã cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm, đầu tư hơn cho bao bì đóng gói… hợp thị hiếu tiêu dùng hơn. Ở chiều ngược lại, sự đa dạng nguồn hàng giúp các nhà phân phối tạo sự mới mẻ để thu hút khách.

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cho biết đến nay Saigon Co.op đã thiết lập mối liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất địa phương để chủ động nguồn hàng cho hệ thống hơn 800 siêu thị, cửa hàng trên cả nước. Không những vậy, lượng đặc sản vùng miền tại Co.opmart, Co.opXtra tăng đáng kể. 

"Hoạt động kết nối đến nay đã hoàn thiện, hiệu quả và thực chất hơn. Từ chương trình, nhiều DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp đã khắc phục được những hạn chế liên quan đến quy định chỉ tiêu, giấy tờ chứng nhận để tham gia vào kênh phân phối hiện đại trong nước lẫn xuất khẩu" - ông Đức nhìn nhận.

Nói không với nhà cung cấp vi phạm

Cũng theo các DN, sau dịch COVID-19, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, nhu cầu tiêu dùng giảm khiến cho xuất khẩu ngày càng khó khăn. Chuỗi sản xuất - xuất khẩu đứng trước yêu cầu phát triển nguồn cung ứng nguyên liệu mạnh và đa dạng để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, gia tăng tỉ trọng nguồn cung nguyên liệu nội địa. Trong nước, xu hướng tiêu dùng cũng thay đổi. Người tiêu dùng đòi hỏi thông tin sản phẩm phải minh bạch, hướng đến bảo vệ môi trường và quan trọng nhất là dịch vụ phải tiện lợi, dễ tiếp cận.

Những yêu cầu ngày càng cao của thị trường đòi hỏi hoạt động xúc tiến thương mại, nâng chất chuỗi cung ứng của ngành công thương TP HCM phải thay đổi theo hướng đi vào chiều sâu, không chỉ hình thành đầu tàu dẫn dắt chuỗi cung ứng tỏa ra khắp 6 vùng kinh tế mà còn nâng cao trách nhiệm của các bên, hướng đến sản xuất - tiêu dùng bền vững, nâng cao giá trị cạnh tranh của hàng Việt ở các thị trường xuất khẩu.

Để thực hiện kế hoạch này, mới đây, TP HCM đề xuất thí điểm kết nối các hệ thống phân phối, trên tinh thần tự nguyện, cùng xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử, cùng hành động, cùng nói không đối với nhà cung cấp vi phạm tiêu chuẩn chất lượng; từ đó tạo sức răn đe tổng hợp ở mức cao. Bộ tiêu chí này sẽ góp phần định hướng và nâng trách nhiệm của nhà sản xuất. Theo đó, TP HCM sẽ phối hợp cùng các DN phân phối xây dựng bộ quy tắc chung về các tiêu chuẩn, chất lượng cho hàng hóa vào siêu thị.

Đề xuất này nhanh chóng được 6 nhà phân phối lớn là Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, Central Retail, MM Mega Market, AEON hưởng ứng, đăng ký tham gia. Trước mắt, chương trình sẽ thí điểm 4 nhóm hàng gồm trái cây, rau củ quả, thịt heo, thịt gà. "Chúng tôi kỳ vọng các giải pháp trên góp phần định hướng hoạt động sản xuất theo tín hiệu thị trường, chuẩn hóa quy trình từ sản xuất đến lưu thông, phân phối hàng hóa" - đại diện Sở Công Thương TP HCM nói.

Thực tế, hiện nay tất cả các hệ thống phân phối đã có tiêu chí kiểm soát chất lượng hàng hóa, trong đó 90% là tiêu chí chung. Ông Đinh Quang Khôi, Giám đốc Marketing hệ thống MM Mega Market, cho rằng việc ra đời bộ quy tắc chung của các hệ thống phân phối sẽ giúp nhà bán lẻ, người tiêu dùng có thêm nhiều công cụ giám sát, kiểm soát chất lượng hàng hóa. "Chúng tôi đề xuất thành lập hiệp hội phân phối ở TP HCM để các DN bán lẻ trong và ngoài nước ngồi lại với nhau, cùng nhau bàn thảo về chuỗi cung ứng bền vững cho tất cả các mặt hàng" - ông Khôi bày tỏ tâm huyết. 

Kết nối cung cầu trực tuyến 24/7

Năm 2023 là năm thứ 12 hội nghị kết nối cung cầu giữa TP HCM và các tỉnh, thành được tổ chức. Hiện Sở Công Thương TP HCM đã nâng cấp website www.ketnoicungcau.vn, đưa toàn bộ thành quả kết nối những năm qua lên website. Thông qua website kết nối cung cầu trực tuyến 24/7 sẽ tạo điều kiện thuận lợi để DN chủ động cung cấp và tìm hiểu thông tin chào mua, chào bán sản phẩm, dịch vụ; kết nối, thiết lập quan hệ, tiến đến hợp tác, giao dịch...


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo