xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài dự thi "Nhà mình ngày Tết": Nhớ bánh thuẫn

Hoàng Vân

(NLĐO) - Những món ăn truyền thống ngày Tết không phải chỉ vì một cái Tết đủ đầy, mà sâu xa hơn, nó còn là sợi dây kết chặt tình yêu thương, là những hoài niệm về tuổi thơ, tình thân qua bao năm tháng…

Dịch Covid-19 bùng phát những ngày giáp Tết. 

Bình thường, sau 20 tháng Chạp, những cung đường Sài Gòn - TP HCM đổ về các bến xe, sân bay lúc nào cũng nghẹt cứng. Vậy mà năm nay, mọi thứ dường như chững lại, trên các diễn đàn, người ta í ới nhượng vé, trả vé... Làm trong nhóm ngành nghề có nguy cơ cao, lại vừa trải qua ca mổ khi chưa đến 1 tuần nữa là Tết, tôi suy nghĩ về một cái Tết toàn tập Sài Gòn - TP HCM.

Bài dự thi Nhà mình ngày Tết: Nhớ bánh thuẫn - Ảnh 1.

Bánh thuẫn (hay còn gọi là bánh thửng), là món bánh Tết mang đậm hương vị quê hương miền Trung

29 Tết, tôi đi tái khám và được ngắm đất trời những ngày cận Tết. Đường sá vắng tanh, lúc này chắc hoa Tết nhiều hơn người qua lại. Trên đường về, tôi cứ nghĩ mãi, nếu ở lại thì làm gì cho có chút không khí Tết nhỉ. Thế là tạt ngang chợ Bà Hoa xem thử có mua được gì không. Đang thời điểm nhạy cảm nên không dám dừng chân lâu, tôi ghé vào khu bán quà vặt, cũng may hôm nay khu này không đông.

Không khó để tìm thấy 1 góc bánh thuẫn, bánh nổ... xứ Quảng. "Ui cha, hôm nay có bánh thuẫn ướt hả cô?" - Tôi nhìn mẹt bánh thuẫn mềm mại mà không khỏi háo hức. "Ừ, sáng nay cô mới đổ loạt mới, vẫn còn ấm đó con". Vậy là tôi về nhà với túi bánh nho nhỏ, những cái bánh thuẫn vàng ươm, thơm mềm. Cái mùi bánh thuẫn tựa như níu giữ kỉ niệm về đêm mưa phùn giáp Tết năm nào, cả nhà quây quần bên hiên nhà ngoại đổ bánh.

Bánh thuẫn (hay còn gọi là bánh thửng) là món bánh Tết mang đậm hương vị của dải đất miền Trung quê tôi. Theo lời kể của người lớn, sở dĩ có tên gọi này là do người thợ đúc khuôn theo hình bầu dục (hình thuẫn). Khi chín, bánh nở bung 5 cánh như hoa mai, nên ông bà ta xem đây là biểu tượng của một năm mới sung túc, an lành.

Bài dự thi Nhà mình ngày Tết: Nhớ bánh thuẫn - Ảnh 2.

Khuôn bánh thuẫn

Bột dùng để làm bánh là bột năng, bột bình tinh được pha với nhau, đánh đều với trứng và đường. Nghe qua có vẻ đơn giản, nhưng để có được những mẻ bánh vàng ươm, nở bung ra như cánh hoa mai thì không phải dễ. Dù lúc ấy nhà đã có cối xay sinh tố, nhưng ba tôi nhất quyết đánh bột bằng tay. Dĩ nhiên, ba cũng là người vinh dự giữ trọng trách này. Ba cười bảo: "Để bánh ngon thì nhớ đánh bột liền tay để bột dậy lên, giúp bánh sẽ nở đều khi vào khuôn".

Bột đã xong, khuôn đã nóng, than đã đầy từ phía dưới lẫn trên nắp. Sau khi thoa một lượt dầu ăn lên khuôn, má bắt đầu đổ bột vào khuôn, động tác chậm rãi mà dứt khoát như thực hiện một nghi thức thiêng liêng. Việc còn lại đơn giản là chờ bánh chín. Đợi cho tới khi ngửi thấy mùi thơm khe khẽ, hòa vào không khí se lạnh của đêm mưa phùn tháng Chạp, mấy cái đầu trẻ loi choi chúng tôi chụm lại reo vang: Bánh chín rồi! Chỉ chờ có thế, những cái bánh đầu tiên sẽ được vớt ra, chúng tôi gọi đó là bánh thuẫn ướt. Có khi bánh không kịp nằm nghỉ trên cái mẹt chờ sẵn, mà vào thẳng mấy cái miệng háu ăn chúng tôi.

Bài dự thi Nhà mình ngày Tết: Nhớ bánh thuẫn - Ảnh 3.

Củ bình tinh (củ dong)

Sau khi lấy bánh ra, đến công đoạn sấy để giữ bánh được lâu. Bánh thuẫn ướt được sắp lên một cái nia có nhiều lỗ nhỏ, bên dưới là bếp than được quây lại bằng những tấm cót, sấy cho đến khi bánh cứng thì sắp vào bao hay lọ.

Sau này, ngoại già yếu, ba má bận việc, truyền thống đổ bánh thuẫn của nhà tôi cũng dần trôi vào quên lãng. Thi thoảng, tôi vẫn chạy quanh hàng xóm để xem làm bánh, ăn bánh "chùa", nhưng rồi vẫn cảm thấy nhớ nhung những đêm tháng Chạp đổ bánh năm nào. Bánh ngon một phần, nhưng ký ức mới là thứ khiến người ta không nguôi nhớ, không nguôi hoài niệm và da diết với một món ăn quá đỗi bình dị như vậy.

Nhằm làm phong phú thêm nội dung, tạo sự tương tác cao hơn với bạn đọc, Báo Người Lao Động tổ chức 2 cuộc thi trên Báo Người Lao Động điện tử (NLĐO) dịp Tết Tân Sửu 2021.

Cuộc thi "Nhà mình ngày Tết" và "Làm báo cùng Báo Người Lao Động "bắt đầu nhận tác phẩm từ ngày 1-2 (20 tháng chạp) đến 21-2 (mùng 10 tháng giêng).

Bạn đọc có thể xem thể lệ, giải thưởng về 2 cuộc thi này tại đây.

Lưu ý: do tin bài dự thi của bạn đọc có đính kèm video hoặc hình ảnh có dung lượng khá lớn, nên cần phải giảm dung lượng hình ảnh xuống để gửi hoặc bạn đọc có thể tải lên Google Drive hoặc OneDirve rồi gửi mail chúng tôi link download video, hình ảnh dung lượng lớn đó. Nếu gặp trục trặc trong việc gửi tin bài dự thi xin vui lòng liên hệ qua email: xuanonline@nld.com.vn

Bài dự thi Nhà mình ngày Tết: Nhớ bánh thuẫn - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo