xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật lỏng lẻo, xử lý hời hợt

Trường Hoàng

Quy định về an toàn thực phẩm đã có nhưng chồng chéo, không thống nhất, không hợp lý…

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho rằng đã có Luật An toàn thực phẩm (ATTP) và các văn bản hướng dẫn, vấn đề còn lại là việc áp dụng luật và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 điều 7 và điều 8 Luật ATTP, tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất và chịu trách nhiệm về ATTP do mình sản xuất; cảnh báo kịp thời, đầy đủ, chính xác về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm, cách phòng ngừa cho người bán hàng và người tiêu dùng... Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về ATTP do mình kinh doanh; kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm; trong trường hợp phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra thì phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả.

 


Người dân rất khó nhận biết thực phẩm nào an toàn. Ảnh: Văn Duẩn

Người dân rất khó nhận biết thực phẩm nào an toàn. Ảnh: Văn Duẩn

Đề cập trách nhiệm ngăn ngừa thực phẩm bẩn, luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn Luật sư TP HCM, cho rằng trước hết và trên hết thuộc về nhà nước; không thể trông chờ vào “đạo đức” của nhà cung cấp hay sự “thông thái” của người tiêu dùng được. Để thực hiện chức trách này, pháp luật phải minh định, hợp lý, thống nhất và có tính cưỡng chế thi hành cao.

Tuy nhiên, với pháp luật về ATTP hiện hành, cụ thể là Luật ATTP và Nghị định 38/2012, thì tổng thể chưa đáp ứng được yêu cầu này. Ví dụ, tại các điều 62, 63, 64 Luật ATTP, đối với cơ sở sản xuất, chế biến nông sản lại có đến 3 cơ quan cùng quản lý là Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn. Mỗi cơ quan lại có các tiêu chí quản lý khác nhau.

“Quy định là vậy, việc thực thi cũng chưa đủ nghiêm minh. Bằng chứng là thời gian gần đây, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn bị phanh phui hàng loạt như vụ “Nầm lợn thối tuồn vào Hà Nội”, “Hô biến thịt heo chết thành bò khô”… Tuy nhiên, vụ việc chỉ bị phát giác khi sản phẩm đã sản xuất và lưu thông ra thị trường trong thời gian dài. Đã thế, việc xử lý cũng chưa thực sự triệt để. Nhiều cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động hoặc tái phạm sau khi đã bị xử lý vi phạm” - luật sư Cường lo ngại.

 

Phạt tù đến 20 năm

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 15 năm. Mới đây, dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) quy định tăng hình phạt tù, cao nhất đến 20 năm đối với cá nhân phạm tội.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo