xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ú ớ sử ta: Chỉ thẳng thực trạng để tìm giải pháp

GS Vũ Minh Giang (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội)

Chúng ta nói lịch sử Việt Nam hay, hấp dẫn nhưng vì sao khi viết lên sách giáo khoa, học sinh lại chán?

Lịch sử gồm tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của một dân tộc, một đất nước, khi được tái tạo đã trở nên vô cùng hấp dẫn. Có rất nhiều điều xảy ra mà chúng ta không biết vì nó bí ẩn, ly kỳ như cuộc sống. Lịch sử cũng là khách thể mà dù cố gắng đến bao nhiêu, chúng ta cũng không bao giờ biết hết. Vì vậy, lịch sử chứa đựng rất nhiều điều để khám phá và hấp dẫn không kém bất cứ một lĩnh vực học thuật nào.

Áp đặt, tín điều

Có một nghịch lý rằng chúng ta đang nói lịch sử Việt hay, hấp dẫn nhưng vì sao khi viết lên sách giáo khoa, học sinh lại chán? Đó là vì chúng ta đã dừng quá lâu ở một nền giáo dục tiếp cận nội dung, đem kiến thức cụ thể ra dạy. Nghĩa là buộc học sinh phải nhớ trong khi lịch sử có quá nhiều thứ để nhớ: ngày tháng, địa danh, nội dung sự kiện, diễn biến, số liệu… nên học sinh rất sợ.

 

Học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1, TP HCM) diễn Sử ca - một cách học lịch sử hiệu quả Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận 1, TP HCM) diễn Sử ca - một cách học lịch sử hiệu quả Ảnh: TẤN THẠNH

 

Hai là, cách dạy của chúng ta chưa coi lịch sử như một môn khoa học mà là những tín điều, nói ra ắt phải là như thế, nói khác đi là sai. Đáng lẽ chúng ta phải dạy như thế nào để học sinh cảm nhận những gì thầy đang truyền đạt trên lớp là hiểu biết khoa học về những vấn đề ấy cho đến hôm nay. Còn ngày mai, năm sau, nhiều năm nữa, có tư liệu mới, phương pháp tiếp cận mới, sẽ có kết luận khoa học mới. Như thế mới là khoa học.

Học sinh chán sử còn chính vì thái độ áp đặt. Nhiều người viết sách đã bỏ đi những điều mình không thích, đưa vào những điều họ nghĩ có lợi cho ai đó. Người học, nếu tìm được những chi tiết không phải thế cũng không được nói. Dần dần người ta nghi ngờ những điều được ghi trong sách giáo khoa, những gì được học trên lớp, từ đó dị ứng với cách dạy áp đặt, không khách quan.

Học vẹt

Cách dạy khô khan, đơn điệu cũng khiến học sinh chán sử. Đến lớp, thầy cứ thế rao giảng, thậm chí còn không tự tin những điều mình nói nên bắt học sinh học y trong sách. Học theo cách đó, người giỏi nhất không khác gì con vẹt, người giỏi vừa là anh lười nhưng ăn may vì “trúng tủ”, còn người học kém vẫn được điểm 10 nhờ quay cóp. Cuối cùng, sản phẩm “xịn” nhất chính là con vẹt.

Trong khi đó, nếu hỏi 10 học sinh ở nước ngoài thì 7 em thích môn sử. Câu trả lời của các em khá giống nhau: thầy dạy hay, chuyện lịch sử rất hấp dẫn, được học ngoại khóa ở các bảo tàng, xem phim lịch sử... Có em còn nói thích học sử vì hiểu sâu về lịch sử được các bạn xem là người uyên bác, có trí tuệ.

Cuối cùng, môn lịch sử, nói chính xác là khoa học lịch sử, là một khoa học giúp một dân tộc, một cộng đồng tự nhận thức về cái hay, cái dở, cái mạnh, cái yếu, sở trường, sở đoản của mình. Làm gì có dân tộc nào hoàn toàn không nhược điểm, chỉ có ưu điểm? Nếu chỉ toàn nói cái hay, làm sao người ta nghe và tin? Đó là chưa nói việc đề cao quá lại hóa thành hạ thấp. Mô tả các trận đánh từ xưa đến nay trong sách vở luôn là chiến thắng oanh liệt, giòn giã khiến người ta càng đào sâu vào suy nghĩ hóa ra những kẻ địch đánh mình là quá kém, chưa đụng đến đã thua mà ta không chết ai, chẳng tổn thất gì.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo