xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"TP HCM nhiều sông nhưng trống đò"

PHAN ANH

NLĐO)- Đó là nhận xét của đại biểu Lê Minh Đức khi chất vấn Giám đốc Sở GTVT TP HCM Trần Quang Lâm.

Sáng 11-7, kỳ họp thứ 10 HĐND TP HCM khóa X bước vào ngày làm việc thứ 2 với phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM Trần Quang Lâm.

TP HCM nhiều sông nhưng trống đò - Ảnh 1.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Quang Lâm đăng đàn trả lời chất vấn

Tại phiên chất vấn, đại biểu đặt nhiều vấn đề liên quan đến tiến độ các công trình giao thông trên địa bàn.

"Cử tri đều hỏi khi nào cầu khởi công"

Là đại biểu chất vấn đầu tiên, ông Trần Quang Thắng cho biết tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ đưa vận hành và khai thác đầu năm 2024. Ông đặt vấn đề vé áp dụng cho tuyến metro số 1 như thế có được tích hợp vào các phương tiện giao thông khác không và TP HCM có kỳ vọng gì về việc thu phí khi đưa vào vận hành tuyến metro.

TP HCM nhiều sông nhưng trống đò - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Quang Thắng

Còn đại biểu Đặng Trần Phước Dao nhắc lại Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đã quán triệt giao thông phải đi trước mở đường. "Với vai trò là người đứng đầu ngành giao thông, đồng chí sẽ tham gì gì cho thành phố làm kinh tế giao thông, nhất là ở các tuyến metro số 1, Vành đai 3, cao tốc TP HCM – Mộc Bài?"- đại biểu Giao hỏi.

Đại biểu Đoàn Thị Ngọc Cẩm nêu dự án cầu Cần Giờ được HĐND thành phố bổ sung vào danh mục các dự án đầu tư công trung hạn 2021-2025, dự án cũng được ghi vốn đầu tư từ năm 2022. Đại biểu đặt câu hỏi cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Quang Lâm về ngày khởi công của cây cầu này.

"Đây là dự án trọng điểm để phát triển Cần Giờ, cũng là mong mỏi của Đảng bộ, nhân dân huyện Cần Giờ nhiều thời kỳ. Tại các kỳ tiếp xúc cử tri, cử tri đều hỏi khi nào cây cầu được khởi công"- bà Cẩm kể.

TP HCM nhiều sông nhưng trống đò - Ảnh 3.

Đại biểu Đoàn Thị Ngọc Cẩm kể tại các kỳ tiếp xúc cử tri, cử tri đều hỏi khi nào cây cầu được khởi công

Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở GTVT cho biết tuyến metro số 1 là một trong những công trình trọng điểm Quốc gia, được Thủ tướng họp kiểm điểm, đánh giá tiến độ định kỳ hàng tháng, hàng quý. Hiện nay, dự án metro số 1 đã được tháo gỡ xong các vướng mắc về pháp lý và đang hoàn thiện các phần việc còn lại.

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM đã báo cáo và cam kết thực hiện các giải pháp để đảm bảo tiến độ hoàn thành năm 2023. Thành phố cũng xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đưa vào khai thác năm 2024.

Về vé đi metro, theo ông Trần Quang Lâm, Ban Quản lý đường sắt đô thị và công ty quản lý, vận hành tuyến metro đang nghiên cứu, đánh giá các hình thức phù hợp. Thời điểm trước đây, hệ thống thẻ vé metro số 1 được đầu tư theo công nghệ đóng của Nhật Bản. Tuy nhiên, công nghệ đang thay đổi rất nhanh và người dân thành phố cũng mong muốn có công nghệ mở, tích hợp nhiều loại hình vận tải công cộng.

Ông Lâm cho hay TP HCM đang xem xét và thống nhất sử dụng ứng dụng công nghệ thẻ xe mở như xu thế các nước trên thế giới đang áp dụng. Với hình thức mở, hành khách có thể thanh toán bằng điện thoại, thẻ tín dụng.

Thành phố cũng hướng tới việc nghiên cứu giải pháp công nghệ, kỹ thuật quản lý để thẻ vé metro số 1 có thể tích hợp với các tuyến buýt, taxi, phương tiện đường thủy.

Về câu hỏi của đại biểu Đặng Trần Phước Dao, Giám đốc Sở GTVT cho biết hiện nay nhu cầu phát triển hạ tầng lĩnh vực giao thông rất lớn nhưng nguồn vốn đầu tư mới chỉ đáp ứng 30% quy hoạch.

TP HCM đã kiến nghị nhiều giải pháp khác để phát triển hạ tầng giao thông như hình thức đầu tư PPP; thúc đẩy phát triển giao thông TOD (mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng) để khai thác hiệu quả các quỹ đất dọc các dự án, tạo nguồn lực đầu tư phát triển như tại dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên, các tuyến metro, đường vành đai 3…

Đối với tiến độ cầu Cần Giờ, ông Trần Quang Lâm nói các cơ quan chuyên môn đã cơ bản hoàn thành việc lập báo cáo tiền khả thi với dự án và đang cùng với huyện Cần Giờ rà soát chi phí giải phóng mặt bằng. Dự án dự kiến có quy mô đầu tư khoảng 10.000 tỉ đồng, phấn đấu trình HĐND TP HCM thông qua chủ trương đầu tư vào cuối năm 2023, khởi công xây dựng vào ngày 30-4-2025. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ nghiên cứu dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, nghiên cứu hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối của huyện Cần Giờ.

Phát huy hết tiềm năng "trên bến dưới thuyền"

Tiếp tục chất vấn tư lệnh ngành giao thông, đại biểu Lê Minh Đức cho rằng TP HCM đang có tình trạng nhiều sông nhưng trống đò. "Thành phố đã và đang có giải pháp gì thời gian tới"- đại biểu Đức hỏi.

TP HCM nhiều sông nhưng trống đò - Ảnh 5.

Đại biểu Lê Minh Đức

Trả lời, ông Trần Quang Lâm cho biết phát triển giao thông đường thủy được thành phố xác định là một trong những mục tiêu hàng đầu. Trong thực tế, giao thông thủy đóng vai trò lớn với việc chia sẻ hơn 20% lượng hành khách cho giao thông đường bộ. Vận tải hành khách đường thủy trên địa bàn phục vụ khoảng 60 triệu hành khách mỗi năm, thành phố cũng có các tuyến giao thông thủy đi Vũng Tàu, Bình Dương, các tuyến ngắn và một số tuyến du lịch ven sông.

Theo Giám đốc Sở GTVT, để phát huy hết tiềm năng trên bến dưới thuyền, thành phố không chỉ cần dòng sông sạch đẹp, an toàn mà không gian 2 bên bờ cũng phải tập trung chỉnh trang.

TP HCM nhiều sông nhưng trống đò - Ảnh 6.

Kỳ họp thứ 10 HĐND TP HCM ngày làm việc thứ 2

Do đó, Sở GTVT và Sở Du lịch đã họp bàn giải pháp phát triển giao thông thủy. Kế hoạch từ nay đến năm 2025, ít nhất 5 tuyến giao thông thủy sẽ được hình thành về Bình Dương, Cần Giờ, khu Bến Đình - Bến Dược (huyện Củ Chi). Đồng thời, dọc 2 bên bờ sông Sài Gòn cần có thêm khu neo đậu, các bến thuyền.

Trước đó, mở đầu phiên chất vấn, ông Trần Quang Lâm gửi lời cảm ơn đến người dân TP HCM thời gian qua đã ủng hộ ngành giao thông.

Ông Trần Quang Lâm cho biết đây là lần thứ 2 đăng đàn trả lời chất vấn nên tâm thế cũng khác với lần đầu. Lần thứ nhất là hồi tháng 7-2019, khi vừa mới nhận chức Giám đốc Sở GTVT.

Tư lệnh ngành giao thông thành phố nhìn nhận dù thời gian qua địa phương phải ứng phó với đại dịch nhưng vẫn có những tín hiệu vui, đảm bảo sự phát triển kinh tế, đặc biệt đảm bảo vai trò giao thông vùng Đông Nam Bộ.

"Thành phố là đầu mối giao thông lớn của vùng với Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn… phục vụ phát triển không chỉ riêng cho thành phố mà cả vùng"- ông Trần Quang Lâm chia sẻ.

Mặt khác, thời gian qua tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn giảm sâu cả 3 mặt là số vụ, số người chết và số người bị thương. Sáu tháng đầu năm 2023 có những mặt giảm từ 26-29%.

Theo Giám đốc Sở GTVT, nhờ sự đồng lòng, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp mà nhiều chính sách đã được thực hiện như thu phí hạ tầng cảng biển với sự tham gia của hơn 6.000 doanh nghiệp. Hiện nay, mỗi ngày thành phố thu được 6 tỉ đồng từ thu phí cảng biển.

Hay như dự án đường Vành đai 3 TP HCM được Quốc hội giao cho chủ trì thực hiện, từ ngày được thông qua chủ trương đầu tư, chỉ chưa đầy một năm, dự án đã được khởi công vào tháng 6-2023 với khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn.

"Những tín hiệu vui đó của ngành giao thông cho thấy sự đồng lòng, ủng hộ của người dân rất lớn và mong muốn ngành giao thông phát triển"- ông Trần Quang Lâm chia sẻ.

Chất vấn nhiều vấn đề tại 2 sở, 1 quận

Kỳ họp thứ 10, HĐND TP HCM khóa X diễn ra trong 2,5 ngày, từ ngày 10 đến ngày 12-7.

Hôm nay (11-7), ngày làm việc thứ 2 sẽ diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn Giám đốc Sở GTVT, Giám đốc Sở Du lịch và Chủ tịch UBND quận 1. Sau đó, tổ chức giám sát chuyên đề "Việc thực hiện công tác đầu tư công trên địa bàn giai đoạn 2021-2025" và thực hiện công tác nhân sự UBND thành phố.

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ thông tin HĐND thành phố sẽ chất vấn Sở GTVT về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn thành phố và kết nối liên tỉnh; vấn đề bến bãi đỗ xe; tiến độ và hiệu quả thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, thực hiện đối với các loại phí trong thẩm quyền của sở; công tác quản lý đào tạo, sát hạch, đăng kiểm; cấp giấy phép lái xe.

1. Chủ tịch HDND TP Nguyễn Thị Lệ (6)

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ

Với Giám đốc Sở Du lịch, nội dung chất vấn về chiến lược phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, văn hoá lịch sử; kết nối du lịch trong và ngoài nước. Cùng với đó là giải pháp phát triển du lịch đường sông và kinh tế đêm; quảng bá sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng của thành phố cùng các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu

Với Chủ tịch UBND quận 1, HĐND thành phố chất vấn tập trung vào công tác quản lý và tổ chức sử dụng tài sản công; công tác phát triển du lịch trên địa bàn gắn với việc quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường khu vực trung tâm, kiểm soát tình trạng bến, bãi đậu xe và vấn đề đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn của quận.

"Qua các phiên chất vấn, HĐND thành phố có cơ sở ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn đảm bảo cụ thể hơn, chất lượng hơn"- Chủ tịch HĐND thành phố nhấn mạnh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo