xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên giao quyền tự chủ tiền lương cho doanh nghiệp?

Bài và ảnh: KHÁNH AN

(NLĐO)- Khi năng lực thương lượng của người lao động và tổ chức Công đoàn còn nhiều hạn chế, vẫn cần sự quản lý và can thiệp của Nhà nước vào cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp.


Trong tháng 9 tới, Bộ LĐ-TB-XH sẽ đưa dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lên website để lấy ý kiến rộng rãi các doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) về những nội dung dự kiến sẽ sửa đổi lần này .Đáng lưu ý là dự luật sửa đổi có nội dung quan trọng liên quan đến chính sách tiền lương trong khu vực DN nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ trong bối cảnh hội nhập sâu rộng

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương, trong khu vực DN, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu (LTT) là mức sàn thấp nhất để bảo vệ NLĐ yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong DN".

Trên tinh thần này, Dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi cụ thể hóa theo hướng thang lương, bảng lương, khoảng cách các bậc lương và khoảng cách thời gian giữa 2 đợt tăng lương do DN tự quyết. Bên cạnh đó, DN trả cho NLĐ không thấp hơn mức LTT do Thủ tướng Chính phủ công bố. Chính sách tiền lương tại DN được hình thành trên cơ sở thương lượng với tổ chức đại diện người lao động tại DN đó. Với định hướng này, Nhà nước chỉ đóng vai trỏ trọng tài trong việc quy định LTT, mọi chuyện còn lại do DN thỏa thuận với đại diện NLĐ động và quyết định. Nói cách khác, Nhà nước đã giao quyền tự chủ cho các DN trong phân phối thu nhập đến NLĐ theo nguyên tắc "tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh" của mỗi vị trí việc làm.


Có nên giao quyền tự chủ tiền lương cho doanh nghiệp?  - Ảnh 1.

Một khi năng lực thương lượng của người lao động và tổ chức Công doàn còn nhiều hạn chế, vẫn cần sự quản lý và can thiệp của Nhà nước vào cơ chế tiền lương trong doanh nghiệp

Góp ý cho vấn đề này, cũng có có ý kiến lo ngại rằng, nếu Nhà nước không quản lý chính sách tiền lương, có thể NSLĐ sẽ lợi dụng ép người lao động nhận mức thu nhập thấp hơn công sức lao động bỏ ra. Quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, 90% cuộc đình công liên quan đến tiền lương và điều kiện làm việc, trong đó các cuộc đình công liên quan trực tiếp đến lương, tiền thưởng là khoảng 60%. Lo ngại của ông Quảng là có cơ sở khi tình trạng DN xây dựng thang bảng lương thành nhiều bậc, tách tiền lương thành nhiều khoản để trốn đóng BHXH (đóng với mức thấp) diễn ra khá phổ biến. Thậm chí, nhiều DN đang tồn tại 3 loại lương: lương tham gia BHXH và giải quyết chế độ chính sách, lương để quyết toán thuế, lương thực chi cho NLĐ. Điều này gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý, kiểm tra chính sách tiền lương đối với các DN và ảnh hưởng lớn tới lương hưu sau này của NLĐ. 

Ở nhiều DN, NLĐ không được nâng bậc lương, chỉ khi nào mức LTT vùng tăng thì NLĐ mới được tăng theo tỷ lệ tương ứng hoặc theo một mức cố định không thấp hơn mức LTT vùng. "Đóng BHXH thấp thì lương hưu sau này của này của NLĐ thấp" - ông Quảng lo ngại. Từ băn khoăn ấy, theo ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam, một khi năng lực thương lượng của NLĐ và tổ chức CĐ còn nhiều hạn chế, vẫn cần sự quản lý và can thiệp của Nhà nước vào cơ chế tiền lương trong DN. Bên cạnh đó, cần có lộ trình để vừa nâng cao nhận thức cho NLĐ, tăng cường quản lý Nhà nước trong DN, tạo hành lang pháp lý để đảm bảo NSDLĐ thực hiện tuân thủ pháp luật.


Có nên giao quyền tự chủ tiền lương cho doanh nghiệp?  - Ảnh 2.

Ở nhiều nơi, người lao động không được nâng bậc lương, chỉ khi nào mức lương tối thiểu vùng tăng thì người lao động mới được tăng theo tỷ lệ tương ứng


Ở góc nhìn của NSDLĐ, ông Wang Chen Yi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ever Win (100% vốn Đài Loan, KCN Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM), bày tỏ: "Nếu mức lương mà DN trả không tương xứng, chắc chắc NLĐ khó có động lực làm việc và gắn bó lâu dài. Lúc này, DN sẽ rơi vào tình trạng "chảy máu" lao động. Tuân thủ pháp luật và phối hợp với CĐ chăm lo cho NLĐ nên là giải pháp ưu tiên".

Tại cuộc họp ban soạn thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi mới đây, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp đã giải tỏa một phần băn khoăn về vần đề này. Theo đó, trong lần cải cách này, về cơ bản tiền lương ở khu vực DN vẫn phải tuân thủ quy định của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên thang lương, bảng lương trong DN, khoảng cách các bậc như thế nào, rồi thời gian tăng lương là bao nhiêu hoàn toàn do DN tự quyết định trên cơ sở thương lượng với tổ chức đại diện NLĐ tại DN đó, miễn là tiền lương mà DN trả cho NLĐ không thấp hơn mức LTT do Thủ tướng Chính phủ công bố.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo