xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi bị quấy rối tình dục

KHÁNH AN

(NLĐO)- Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

 

 

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động (BLLĐ). Nghi định này quy định quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ), tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện một số quy định của BLLĐ về hợp đồng lao động (HĐLĐ), thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và giải quyết tranh chấp lao động.

Có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi bị cưỡng bức lao động

Ngoài quy định đối tượng giao kết HĐLĐ, Nghị định nêu chi tiết nội dung cụ thể phải có trong HĐLĐ, trong đó đáng lưu ý là thời hạn hợp HĐLĐ, mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trích nộp BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của NLĐ trong quá trình thực hiện HĐLĐ; Quyền, nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

 

Người lao động phải bồi thường thiệt hại nếu đình công bất hợp pháp
Người lao động phải bồi thường thiệt hại nếu đình công bất hợp pháp

Thời hạn HĐLĐ chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục HĐLĐ và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ với NLĐ cao tuổi và NLĐ là cán bộ công đoàn (CĐ) không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động. Khi NSDLĐ có nhu cầu và người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới. Khi NSLĐ không có nhu cầu hoặc NLĐ cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thực hiện chấm dứt HĐLĐ.

Nghị định cũng quy định rõ 4 trường hợp NSDLĐ có thể tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ tại Khoản 1 Điều 31 của BLLĐ, gồm: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước; do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. NSDLĐ đã tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển NLĐ động đó làm công việc khác so với HĐLĐ thì phải được sự đồng ý của NLĐ bằng văn bản. NLĐ không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với HĐLĐ quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì NSDLĐ phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của BLLĐ.

Đặc biệt, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 của BLLĐ trong các trường hợp bị NSDLĐ đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Ngoài ra, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của BLLĐ trong các trường hợp sau đây: Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn; Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc; Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

Mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ sẽ được trả trợ cấp

Điều 14 Nghị định này cũng quy định chi tiết về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. Theo đó, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của BLLĐ Lao động cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của BLLĐ.

 

img

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ khi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ .. 

NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của BLLĐ cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Khoản 10 Điều 36, Điều 44 và Điều 45 của BLLĐ. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

Bồi thường thiệt hại nếu đình công bất hợp pháp

Ngoài quy định về người ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp , Nghị định cũng nói rõ trong trường hợp người ký kết thỏa ước lao động tập thể được quy định không trực tiếp ký kết thỏa ước lao động tập thể thì có thể ủy quyền hợp pháp bằng văn bản cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Đáng lưu ý, Nghị định cũng quy định việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp tại Khoản 1 Điều 233 của BLLĐ. Cụ thể, NSDLĐ xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra, bao gồm: Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có); c hi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm…NSDLĐ có quyền ra văn bản yêu cầu tổ chức CĐ lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp bồi thường thiệt hại, trong đó bao gồm một số nội dung chủ yếu như: Giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp; Giá trị yêu cầu bồi thường; thời hạn bồi thường; Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của NSDLĐ, đại diện tổ chức CĐ trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định. Trường hợp không đồng ý với giá trị thiệt hại, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của NSDLĐ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, đại diện tổ chức CĐ trực tiếp lãnh đạo đình công có văn bản đề nghị NSDLĐ tổ chức thương lượng các nội dung chưa đồng ý. Sau khi thương lượng, nếu thống nhất, hai bên có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận. Nếu không thống nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2015.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo