xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gỡ rối cho doanh nghiệp

Bài và ảnh: MAI CHI

Một số quy định tưởng chừng khá rõ ràng song khi áp dụng vào thực tế vẫn khiến doanh nghiệp lúng túng

Hơn 250 đại diện doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn TP HCM đã đến dự buổi đối thoại giữa DN với chính quyền TP do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP tổ chức. Nhiều vướng mắc trong quá trình vận dụng Bộ Luật Lao động (BLLĐ) đã được các đại biểu nêu ra tại buổi đối thoại, chủ yếu là các vấn đề liên quan đến việc giải quyết quyền lợi cho người lao động (NLĐ).

Giải quyết có lợi cho NLĐ

Hiện nay, việc chi trả các chế độ trợ cấp mất việc, thôi việc cho NLĐ đã được quy định rõ tại các điều 48, 49 BLLĐ, đồng thời cũng đã được hướng dẫn chi tiết tại điều 14, 15 Nghị định 05/2015/NĐ-CP. Thế nhưng, khi áp dụng vào những tình huống cụ thể phát sinh trong thực tiễn, DN rất lúng túng.

Đại diện Tổng Công ty CP Phong Phú đặt câu hỏi: "NLĐ đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp, DN có phải trả trợ cấp mất việc (TCMV) cho họ hay không khi đang gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm lao động?". Giải đáp vấn đề này, ông Nguyễn Tất Năm, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - BHXH Sở LĐ-TB-XH TP, cho biết theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả TCMV cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế. Trường hợp thời gian làm việc để tính TCMV ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả TCMV cho NLĐ ít nhất bằng 2 tháng tiền lương. "Như vậy, dù có tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng khi công ty tiến hành cắt giảm lao động vì gặp khó khăn thì vẫn phải trả TCMV cho NLĐ" - ông Năm khẳng định.

Gỡ rối cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Về trường hợp NLĐ chuyển công tác trước năm 1995 nhưng chưa được đơn vị cũ thanh toán trợ cấp thôi việc (TCTV), đến nay mới nghỉ việc thì trách nhiệm chi trả TCTV thuộc về ai mà một số DN nêu ra, ông Năm giải thích: "Theo BLLĐ năm 1994, từ ngày 1-1-1995, không còn chế độ điều chuyển công tác đối với NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng mà DN phải thực hiện chấm dứt HĐLĐ và trả TCTV cho NLĐ. Cho nên, ở trường hợp trên, trách nhiệm chi trả TCTV thuộc về đơn vị cũ". Về mức lương làm căn cứ tính TCTV, ông Năm cho rằng nếu căn cứ mức lương trước năm 1995 để tính TCTV là không công bằng với NLĐ. Hơn nữa, vấn đề chưa chi trả TCTV là lỗi của DN, do đó DN có thể chọn cách trả TCTV theo quy định trước đây hoặc hiện nay nhưng phải bảo đảm có lợi hơn cho NLĐ. Cụ thể, DN có thể căn cứ mức lương hiện tại để tính hoặc theo mức lương cũ cộng thêm tiền lãi cho khoảng thời gian chưa thanh toán.

Lao động nước ngoài phải đóng BHXH bắt buộc

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1-1-2018, lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, nghị định hướng dẫn thực hiện quy định này mới được Chính phủ ban hành nên nhiều DN rất bỡ ngỡ.

Giải đáp thắc mắc của DN, bà Nguyễn Hồng Hà, Phó trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - BHXH Sở LĐ-TB-XH TP, thông tin: NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam. NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu và NLĐ di chuyển trong nội bộ DN theo quy định tại khoản 1 điều 3 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Về mức đóng, theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-12-2018 thì người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 1-1-2022. NLĐ đóng 8% mức tiền lương vào quỹ hưu trí, tử tuất từ ngày 1-1-2022 và được hưởng đầy đủ các chế độ về hưu trí, tử tuất, thai sản, ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. 

Phải làm thủ tục tuyên thệ tên?

Đại diện Công ty Luật LHD bức xúc: "Theo quy định thành phần hồ sơ cấp giấy phép lao động không có thủ tục tuyên thệ tên, vậy Sở LĐ-TB-XH TP căn cứ vào đâu để buộc NLĐ (có tên viết tắt) phải có mới đồng ý cấp giấy phép?". Bà Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Phó trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động Sở LĐ-TB-XH TP, chia sẻ: "Có một thực trạng xảy ra khi làm thủ tục cấp giấy phép lao động là trong hộ chiếu, văn bằng chuyên môn, giấy xác nhận kinh nghiệm, giấy khám sức khỏe... của NLĐ không thống nhất cách ghi tên, có cái thì ghi họ tên đầy đủ, cái thì viết tắt. Đồng thời, ở mỗi quốc gia, cách viết tắt tên lại khác nhau. Để giải quyết tình trạng đó, Sở LĐ-TB-XH TP đã thống nhất với Sở Nội vụ là khi có trường hợp viết tắt tên trong các giấy tờ, NLĐ phải đến đại sứ quán thực hiện thủ tục tuyên thệ tên để xác nhận các tên trên giấy tờ là của một người. Trên cơ sở đó, Sở LĐ- TB-XH mới tiến hành thủ tục cấp giấy phép cho NLĐ".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo