Thông thường, người lao động (NLĐ) đủ điều kiện hưởng lương hưu là người có đủ 20 năm đóng BHXH và đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Người tiếp tục lao động sau độ tuổi này bằng việc kéo dài thời hạn hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc giao kết HĐLĐ mới sẽ được coi là NLĐ cao tuổi theo điều 166 Bộ Luật Lao động 2012 .
Ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng các quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động
Khi đó, họ sẽ được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian (NSDLĐ không được sử dụng lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của họ, trừ trường hợp đặc biệt).
Theo khoản 1, điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH, NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng; Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
Với quy định này có thể thấy, hầu hết những người làm việc theo HĐLĐ đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, khoản 9, điều 123 Luật BHXH 2014 lại nêu: Người hưởng lương hưu mà đang giao kết HĐLĐ thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Tức là, NLĐ làm việc theo HĐLĐ trong trường hợp này không phải đóng BHXH bắt buộc. Do đó, người nghỉ hưu đang hưởng lương hưu thì không phải đóng BHXH.
Tuy nhiên, NSDLĐ và NLĐ nên biết, ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, NLĐ cao tuổi vẫn được hưởng các quyền lợi đã thoả thuận theo HĐLĐ.
Đồng thời, ngoài việc trả lương theo công việc, NSDLĐ còn có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức đóng BHXH (khoản 3, điều 186 Bộ Luật Lao động 2012).
Bình luận (0)