xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nóng vội là thua thiệt

Mai Chi - Thanh Nga

Giải quyết vụ việc bằng sự bức xúc, nóng vội nhất thời khiến người lao động tự đánh mất quyền lợi

Cho rằng bị trù dập, ngày 27-9-2014, anh H.N.N - nhân viên bộ phận buồng của một khách sạn 4 sao ở quận 1, TP HCM - nộp đơn xin nghỉ việc và nghỉ ngay. Ngày 13-10-2014, khách sạn ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với anh N. Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 12-2014, anh N. liên tục gửi đơn khiếu nại đến khách sạn và các cơ quan chức năng yêu cầu trả tiền nghỉ mát, tiền lương tháng 13, tiền sinh nhật và lương 3 tháng 10, 11, 12-2014 để “bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần” cho anh trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại.

Giải quyết bức xúc bằng... đơn thôi việc

Anh N. làm việc từ tháng 6-2012 ở bộ phận bếp. Tháng 4-2014, anh bị phát hiện nằm nghỉ trong giờ làm việc nên bị kỷ luật cắt thưởng lễ 30-4 và thưởng 6 tháng đầu năm. Sau đó, khi ký tiếp HĐLĐ, khách sạn chuyển anh sang làm việc tại bộ phận buồng. “Khi thỏa thuận chuyển tôi từ bộ phận bếp sang bộ phận buồng, khách sạn hứa cho tôi đi đào tạo, nâng cao tay nghề nhưng sau đó không thực hiện, chỉ đào tạo tại chỗ. Hơn nữa, vì nằm nghỉ ngơi một lúc do làm việc quá mệt mà khách sạn lại kỷ luật và cắt thưởng là quá nặng khiến tôi bức xúc. Tôi yêu công việc và muốn tiếp tục được cống hiến. Việc tôi nộp đơn xin thôi việc chỉ là hành động nhằm chống lại chuyện mình bị trù dập!” - anh N. lý giải.

Một buổi tư vấn pháp luật cho người lao động do LĐLĐ quận Bình Thạnh, TP HCM tổ chức Ảnh: Thanh Nga
Một buổi tư vấn pháp luật cho người lao động do LĐLĐ quận Bình Thạnh, TP HCM tổ chức Ảnh: Thanh Nga

Sau khi nhận đơn khiếu nại, ngày 25-12-2014, lãnh đạo khách sạn đã mời anh N. đến làm việc. Tại cuộc họp, ban giám đốc đồng ý hạ mức kỷ luật và cho anh N. truy lãnh khoản tiền thưởng chênh lệch giữa 2 bậc. Tuy nhiên, dù anh N. bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục làm việc, ban giám đốc vẫn bảo lưu quyết định chấm dứt HĐLĐ và từ chối trả 3 tháng lương theo đề nghị của anh N. Ông N.T.H, đại diện khách sạn, cho biết: “Khách sạn ra quyết định dựa trên đơn xin thôi việc của anh N. và chúng tôi đã tuân thủ các thủ tục theo luật định. Vì vậy, yêu cầu trả 3 tháng lương của anh N. là vô lý vì thời gian đó anh N. không đi làm”.

Tính già hóa non

Vì sự nóng giận, bốc đồng trong phút chốc, không riêng anh N. mà nhiều người lao động đã đưa ra quyết định sai lầm khiến bản thân bị mất quyền lợi. Trong đơn gửi đến Báo Người Lao Động khiếu nại việc bị Công ty TNHH T.C (quận 12, TP HCM) nợ lương, chị Phan Thanh Hương cho biết khi ký HĐLĐ vào tháng 5-2013, chị được công ty đóng BHXH dựa trên mức lương cơ bản 11,5 triệu đồng/tháng. Đến tháng 7-2013, do khó khăn, công ty bắt đầu nợ lương và chỉ tạm ứng nhỏ giọt. Đồng thời, công ty thông báo giữ nguyên lương thực lãnh nhưng sẽ điều chỉnh mức đóng BHXH xuống còn 3,5 triệu đồng/tháng. Vì muốn giữ mức lương cao để hưởng các chế độ về BHXH, BHTN về sau, tháng 9-2013, chị Hương làm thủ tục chấm dứt HĐLĐ với công ty và chốt sổ BHXH. Sau đó, chị Hương tiếp tục làm việc tại công ty cho đến hết tháng 12-2013 nhưng không ký HĐLĐ. Theo tính toán của chị Hương, đến thời điểm thôi việc, công ty còn nợ chị hơn 25 triệu đồng. Tuy nhiên, mới đây, công ty đưa ra bản chiết tính nợ, trong đó số tiền phải trả cho chị là 6 triệu đồng (chỉ tính khoản nợ trước khi chấm dứt HĐLĐ). Dù không đồng ý nhưng chị Hương không thể chứng minh mình có làm việc, còn công ty có đủ cơ sở chứng minh chị đã chấm dứt HĐLĐ từ tháng 9-2013.

Còn các nhân viên Công ty CP T.V (Bình Dương), sau khi “nhắm mắt” làm theo yêu cầu của công ty, giờ họ như đang... ngồi trên lửa. Các nhân viên cho biết tháng 11-2014, công ty ra thông báo sẽ thanh lý HĐLĐ và chuyển toàn bộ nhân viên sang Công ty TTN. Thông báo nói rõ: “Công ty hiện không có tiền đủ để trả BHXH cho thời gian từ tháng 4 đến tháng 10-2014, công ty kêu gọi người lao động ứng tiền đóng BHXH (cả phần của doanh nghiệp và người lao động) để chốt sổ. Nếu nhân viên nào không đủ tiền, có thể chia làm 2 đợt trừ vào lương tháng 10 và 11. Số tiền này công ty sẽ hoàn trả lại sau 12 tháng”.

Để được chốt sổ BHXH, các nhân viên đã nhận lãnh cả phần nghĩa vụ của doanh nghiệp nhưng họ có được trả lại hay không thì “có trời mới biết”. Bởi lẽ, sau đó, họ phát hiện công ty đã chuyển giao toàn bộ dự án sang công ty mới. 12 tháng sau, người lao động biết công ty ở đâu mà đòi?

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo