Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn - vệ sinh lao động.
Nghị định áp dụng đối với 7 nhóm đối tượng. Cụ thể là NLĐ, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh đó còn có sáu nhóm cá nhân, tổ chức khác.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc ở vùng sâu, vùng xa thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Nghị định quy định, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trong 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết, hoặc người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu thì có quyền yêu cầu giải quyết khiếu nại lần hai, đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc ở vùng sâu, vùng xa thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả. Biên bản đối thoại được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại. Đây cũng là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Ngoài ra, người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong 3 trường hợp sau đây: Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
Người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính trong 2 trường hợp: Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-4-2018.
Bình luận (0)