xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chọn ngành theo nhu cầu nhân lực

Huy Lân - Lê Thoa

Sinh viên tốt nghiệp dù trình độ nào, nếu không chuẩn bị vững chắc về xu thế nghề nghiệp sẽ tự đánh mất bản thân trong con đường thăng tiến

“Ngành nào đang cần nhân lực?” là chủ đề của talk show thứ 2 trong khuôn khổ chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2017” do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 23-3. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dự báo thị trường lao động, tư vấn, hướng nghiệp và khởi nghiệp đã cho thấy rõ bức tranh về nhân lực thị trường trong nước và dự báo xu hướng dịch chuyển ngành nghề khi Việt Nam hội nhập thị trường lao động khu vực. Chương trình do Công ty CP Phân bón Bình Điền, Tập đoàn Vingroup và Sun Group tài trợ.

Thị trường lao động cần bậc học nào?

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết nước ta đang diễn ra hiện trạng doanh nghiệp (DN) thiếu nhân lực trầm trọng nhưng sinh viên ra trường lại thất nghiệp tràn lan do không đáp ứng yêu cầu.


Các khách mời tham gia talk show sáng 23-3 Ảnh: TẤN THẠNH

Các khách mời tham gia talk show sáng 23-3 Ảnh: TẤN THẠNH

“Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả khảo sát các DN cho thấy trong tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia thị trường lao động, chỉ 37% phù hợp. Số còn lại, các DN phải đào tạo thêm 1-3 năm mới thích nghi được” - ông Tuấn dẫn chứng.

TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Phòng Công tác Sinh viên - ĐHQG TP HCM, thừa nhận những người làm giáo dục đang tranh cãi về tỉ lệ 90% sinh viên có việc làm ở năm đầu tiên sau tốt nghiệp qua khảo sát các trường ĐH công lập, trong khi thực tế cho thấy quá nhiều cử nhân thất nghiệp. “Phải nhìn nhận rằng sinh viên tốt nghiệp dù ở trình độ nào, nếu không chuẩn bị vững chắc về xu thế nghề nghiệp sẽ tự đánh mất bản thân trong con đường thăng tiến” - bà Mai nhận xét.

TS Mai còn dẫn tháp nhu cầu nguồn nhân lực cho thấy xã hội cần lao động bậc trung, sơ cấp nhiều nhất, sau đó mới tới CĐ, ĐH. Tuy nhiên, tình hình xã hội hiện nay là ngược lại: ĐH đào tạo tràn lan, gây lãng phí lớn.

Ông Trần Anh Tuấn thông tin tỉ lệ chọn học ĐH của học sinh phổ thông vẫn là chủ yếu với 87%, CĐ 7%, trung cấp 6% và sơ cấp hầu như không ai chọn. Trong khi đó, TP HCM mỗi năm cần khoảng 270.000 - 280.000 chỗ làm việc. Những nhu cầu việc làm đó không phải chỉ cần trình độ ĐH. Cơ cấu ĐH, CĐ từng bước đang nâng lên trong quá trình hội nhập nhưng tỉ trọng cũng chỉ chiếm khoảng 32%-35%, trung cấp và các loại công nhân kỹ thuật chiếm 40%, còn lại khoảng 30% là lực lượng sơ cấp nghề và lao động phổ thông.

Xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp

Trước thông tin bước vào cuộc công nghiệp lần thứ 4, robot sẽ thay thế dần công việc con người, tỉ lệ thất nghiệp tràn lan gây ảnh hưởng cơ cấu ngành nghề, các chuyên gia cho rằng sự phát triển mang lại 2 mặt: Gây thất nghiệp cho nhóm lao động có tay nghề thấp, những người có việc làm ổn định dễ dàng bị thay thế nhưng phù hợp với khối công việc mang tính linh hoạt, đòi hỏi tư duy. TP HCM nói riêng và mọi nơi đều rất thiếu nguồn nhân lực này.

“Nguồn nhân lực phù hợp với công nghệ robot là biết sâu một nghề nhưng biết nhiều ngành nghề, chứ không chỉ đào tạo ĐH” - ông Trần Anh Tuấn khẳng định. Các chuyên gia gợi ý những ngành nghề không phải lo lắng ảnh hưởng bởi lực lượng robot là: Công nghệ thông tin (phân tích dữ liệu, toán học máy tính, phần mềm bảo mật…); công nghệ kỹ thuật, nano, hóa học; khoa học sức khỏe (bác sĩ, nha sĩ, điều dưỡng); nghệ thuật, truyền thông…

TS Lê Thị Thanh Mai cho biết tham gia thị trường lao động khu vực khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập thì có các nhóm ngành nghề được dịch chuyển, gồm khối ngành về kiến trúc, khối ngành kỹ thuật - công nghệ, kế toán, khoa học sức khỏe, khối ngành dịch vụ. Nếu có định hướng tham gia dịch chuyển lao động trong khu vực thì có thể chọn những nhóm ngành nêu trên và chọn những trường đã đạt chuẩn khu vực.

4 yếu tố chọn nghề thành công

Khởi nghiệp năm 22 tuổi từ 2 bàn tay trắng và từng ôm khoản nợ trên 600 triệu đồng, sau 6 năm, ông Đặng Thương Tín, CEO của Công ty TNHH Always, đã đạt được những thành công nhất định. Từ kinh nghiệm của mình, ông Tín cho biết ngay khi vào lớp 10, ông đã suy nghĩ “tôi muốn sống cuộc đời có mục đích và lý tưởng như thế nào?”. Từ đó đến nay, qua mỗi năm, ông đều hoàn thiện mục đích của đời mình và kiên trì hành động.

Ông Tín cho rằng khi chọn nghề mà giao thoa được 4 điểm sau đây thì sẽ thành công: Sở thích, sở trường, ước muốn và nhu cầu thị trường.

Tài trợ chính

img

Tài trợ phụ

img

img

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo