Trong môi trường làm việc có nhịp độ nhanh hiện nay, nhà lãnh đạo có thể dễ dàng bỏ qua những nhân viên không phát huy hết tiềm năng của họ. Nhưng đồng thời các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với tỉ lệ nhảy việc của nhân viên tăng cao.
Theo VietnamWorks, việc này đòi hỏi doanh nghiệp và các quản lý phải có chiến lược giữ chân nhân viên để không vụt mất nhân tài là một phần thiết yếu để duy trì tinh thần lành mạnh của lực lượng lao động và năng suất của công ty. Hãy tham khảo bài viết để biết lý do tại sao nhà tuyển dụng cần giữ lại nhân viên không hoạt động tốt và làm sao để nhận dạng nhân sự "tiềm năng".
Tầm quan trọng của việc nhận diện được nhân sự tiềm năng
Những nhân viên tiềm năng cần phải biết rằng bạn công nhận khả năng của họ. Thực tế, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 77% những nhân viên tiềm năng cảm thấy việc được công nhận là nhân tài tiềm năng quan trọng đối với họ.
Những nhân viên này muốn được giúp đỡ trong việc xác định con đường nghề nghiệp của mình và họ cũng muốn được hỗ trợ trong việc vạch ra con đường đó. Vì những lý do này, tình trạng nhận diện vấn đề và giữ lại nhân tài tiềm năng là rất quan trọng để giữ cho những người đó được phát triển tối đa ở công ty và tiếp tục đam mê công việc của họ.
Những nhà tuyển dụng xác định được nhân tài hàng đầu sẽ tăng khả năng giữ chân nhân tài hàng đầu và gặt hái những lợi ích từ một nhân viên gắn bó hơn.
Những đặc điểm nhận diện nhân sự có tiềm năng phát triển cao
1. Họ quan tâm đến hướng đi của công ty
Nhiều nhân viên có công việc để kiếm tiền để trang trải chi phí cuộc sống. Họ làm những gì được yêu cầu để tiếp tục nhận lương. Ngược lại, nhân viên có tiềm năng cao, muốn đầu tư và cống hiến vào sự thành công của công ty mình đang làm việc. Họ quan tâm đến tương lai của công ty.
Đảm bảo bạn xác định và phát triển đặc điểm này sớm, vì điều này có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn nhân sự đó. Họ càng có nhiều kiến thức về công ty sớm, họ càng có khả năng thành công thành người lãnh đạo thành công trong tương lai. Bạn có thể hỗ trợ niềm đam mê này bằng cách mời họ tham gia các cuộc họp cấp cao khi thích hợp để nhân viên có tiềm năng cao biết rằng bạn tin tưởng họ. Sau cuộc họp, hãy hỏi họ về suy nghĩ của họ và giúp định hình sự hiểu biết của họ về tương lai của công ty.
2. Họ thường xuyên đặt câu hỏi
Bởi vì họ quan tâm đến tương lai của công ty, các tân binh tiềm năng sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi. Họ rất hiếu kỳ, và mong muốn hiểu rõ chiến lược và quyết định của công ty. Trong trường hợp nếu họ chưa đảm nhận chức vụ quản lý, các nhân viên tiềm năng cao vẫn muốn đảm bảo rằng mỗi lần đưa ra quyết định là đúng đắn.
Quản lý có thể đáp ứng tinh thần tò mò của những nhân sự này bằng cách giúp họ tìm nguồn tài liệu để học hỏi. Quản lý có thể chia sẻ các kế hoạch chiến lược, các chính sách và thủ tục công ty, và các bài viết thông tin liên quan mà nhân viên có thể học hỏi. Ngoài ra, Quản lý có thể giới thiệu người cố vấn cho những nhân viên này – một người đã từng có kinh nghiệm ở trong vị trí của nhân viên và hiểu được mong muốn của họ về sự phát triển.
3. Họ mong muốn phát triển các kỹ năng mới
Trong khi một số nhân viên có thể chỉ làm việc theo lệnh, các nhân viên tiềm năng thì luôn quan tâm đến việc học hỏi những điều mới mẻ. Họ cố gắng để trở thành những nhân sự tốt hơn, và liên tục cải thiện kỹ năng của mình. Với mục tiêu này, họ thường xuyên đọc tin tức ngành và tiếp tục mài dũa kỹ năng của họ để làm việc hiệu quả hơn.
Họ thể hiện rõ ràng mong muốn phát triển các kỹ năng mới theo nhiều cách khác nhau thông qua việc yêu cầu thêm trách nhiệm công việc hơn hay tìm kiếm các cơ hội đào tạo và chứng chỉ mới. Quản lý cần nhận ra tiềm năng của những nhân viên này và giúp họ phát triển kỹ năng không ngừng.
4. Họ đóng góp tạo nên môi trường làm việc tích cực
Dưới áp lực công việc rất dễ dàng mất đi sự bình tĩnh khi làm việc, tuy nhiên với những nhân viên tiềm năng, họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ bình tĩnh và tạo môi trường làm việc thú vị. Đương nhiên là họ cũng có những ngày với tâm trạng xấu như tất cả mọi người nhưng họ giữ một thái độ tích cực rõ rệt.
Yếu tố này đặc biệt quan trọng vì khi thành công sự nghiệp cá nhân có thể đạt được với nhiều nhân sự tiềm năng nhưng khả năng tạo ra tác động tích cực trên toàn bộ đội nhóm hay tổ chức như một người lãnh đạo thì không phổ biến. Các nhà lãnh đạo giữ thái độ tích cực sẽ thường xuyên thể hiện lòng biết ơn và tình cảm đồng cảm, cũng như để tạo điều kiện cho người khác phát triển.
5. Họ có thể chấp nhận không phải lúc nào mình cũng đúng
Ngay cả những người thông minh nhất trên thế giới cũng có thể sai lầm từ thời gian này đến thời gian khác. Những nhân sự tiềm năng hiểu được điều này, đó là lý do tại sao họ sẵn lòng thương lượng và bỏ chính ý tưởng của họ. Khi nhận ra ai đó có ý tưởng tốt hơn, họ sẵn lòng ủng hộ ý tưởng đó.
Đặc điểm tính cách này có lẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng của ngày nay, các nhà lãnh đạo phải cởi mở và sẵn lòng chấp nhận ý tưởng mới. Thành công chỉ được đạt được thông qua việc học hỏi, đánh giá và điều chỉnh liên tục. Các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng duy trì sự linh hoạt và điều chỉnh ý tưởng của họ cho phù hợp với môi trường.
6. Họ sở hữu trí tuệ cảm xúc cao
Mức độ trí tuệ cảm xúc cao có nghĩa là họ có khả năng quản lý cảm xúc của chính họ và nhận diện người khác một cách dễ dàng hơn. Họ sử dụng thông tin về cảm xúc để điều chỉnh hành vi của mình – đó là một kỹ năng được đánh giá cao trong vai trò lãnh đạo.
Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng những nhóm làm việc hiệu quả nhất không phải là những người thông minh nhất, họ không có bằng cấp tốt nhất, mà là người có sự đồng cảm nhất. Nhân viên có trí tuệ cảm xúc cao có sự thấu cảm và hiểu được đâu là nguồn gốc cho cảm xúc của người khác. Kỹ năng này ảnh hưởng đến giao tiếp và là một công cụ mạnh mẽ để vượt qua các mục tiêu và tạo ra một văn hóa tổ chức hiệu quả.
Trong một doanh nghiệp sẽ luôn có nhiều thành phần nhân sự, và những nhân sự làm việc không hiệu quả song vẫn thể hiện được những đặc điểm của một nhân viên "sẽ giỏi" vẫn luôn tồn tại trong doanh nghiệp. Những kiểu nhân viên này nếu được phát hiện và có chính sách giữ chân hiệu quả sẽ đem đến những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp.
Bình luận (0)