xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến ngưỡng tăng lương tối thiểu vùng

HIỀN MINH

Ngay sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có tờ trình về việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (NLĐ), Thủ tướng Chính phủ đã nhanh chóng phê duyệt để chủ trương sớm đi vào đời sống.

Dù khoản hỗ trợ (tùy đối tượng, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng, tối đa 3 tháng) là chưa lớn, song cũng góp phần giúp NLĐ vượt qua khó khăn trong lúc vừa trở lại đi làm kiếm sống sau những tháng ngày vất vả phòng chống dịch Covid-19.

Không chỉ NLĐ, 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành cũng là thời gian doanh nghiệp (DN) lâm vào cảnh khó khăn. Không có đơn hàng, giãn cách xã hội, phải trả lương chờ việc cho NLĐ khi không tổ chức sản xuất được. NLĐ không có thu nhập bảo đảm cuộc sống tối thiểu, phải nhờ trợ cấp xã hội. Đến khi dịch bớt dần, trở lại đi làm thì thu nhập thấp, không đủ trang trải nhu cầu cuộc sống.

Cũng vì khó khăn chung mà NLĐ san sẻ gánh nặng với DN, chấp nhận không tăng lương tối thiểu (LTT) vùng trong năm 2021. Lần điều chỉnh LTT vùng gần nhất là từ ngày 1-1-2020 với vùng I là 4,42 triệu đồng, vùng II: 3,92 triệu đồng, vùng III: 3,42 triệu đồng và vùng IV: 3,07 triệu đồng. Nay sức chịu đựng của NLĐ cũng đã đến ngưỡng để xem xét điều chỉnh LTT vùng, trong bối cảnh giá cả tăng và trượt giá rất nhiều nên đời sống NLĐ gặp rất nhiều khó khăn, do đó Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng LTT vùng từ ngày 1-7-2022.

Tiền lương, thu nhập, việc làm, bảo hiểm xã hội... là những quyền lợi thiết thân nhất của NLĐ. Đây là những quyền lợi tất yếu, được bảo đảm bởi quy định luật pháp và bằng những thiết chế khác trong DN như cụ thể hóa qua thỏa ước lao động tập thể và các quy chế về lương, thưởng của DN. Khi những quyền lợi đó được bảo đảm, NLĐ mới có lòng tin để an tâm làm việc, đóng góp công sức cho DN. Chính DN cũng thấu hiểu để tạo điều kiện cho NLĐ bảo đảm việc làm, thu nhập, phúc lợi. Nhiều DN nỗ lực đưa quyền lợi NLĐ cao hơn luật định để NLĐ thấy rõ thiện chí của DN mà gắn bó nhiều hơn.

Trong hoàn cảnh hiện nay, khi NLĐ sống vất vả hơn, các chi tiêu sụt giảm thấp nhất, mức sống xuống thấp hơn trong khi giá cả leo thang... thì tăng LTT vùng là hợp lý hợp tình. Thời điểm đề xuất cũng đã cân nhắc thấu đáo. Khi NLĐ đã sẵn sàng chia sẻ khó khăn trong 2 năm qua thì nay DN cũng nên thể hiện trách nhiệm qua việc bù đắp tiền lương, thu nhập để bảo đảm đời sống cho NLĐ.

Các chuyên gia lao động cũng chỉ ra rằng LTT vùng phụ thuộc nhiều yếu tố, bên cạnh khả năng chi trả của DN là những nội hàm quan trọng khác, như chỉ số giá tiêu dùng, trượt giá, tốc độ tăng trưởng GDP, quan hệ cung - cầu lao động, năng suất lao động. Từ khi có Bộ Luật Lao động 2012, mức điều chỉnh LTT vùng tăng bình quân trên 8%/năm. Tuy nhiên, năm 2019 chỉ điều chỉnh tăng lương hơn 5%, còn 2 năm 2020 và 2021 thì không điều chỉnh LTT. Do đó NLĐ rất mong muốn có sự điều chỉnh tiền lương để tăng thu nhập thực tế, còn mức điều chỉnh LTT cụ thể ra sao thì phải chờ quyết định của Chính phủ.

Hy vọng LTT sẽ tăng, áp dụng như đề xuất để vừa bảo đảm đời sống của NLĐ vừa phù hợp với khả năng chi trả của DN. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo