xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bán lẻ Việt Nam thất thế!

Thanh Nhân

Thương vụ Big C Việt Nam đã ngã ngũ trong sự tiếc nuối của Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM - Saigon Co.op và những người quan tâm đến ngành bán lẻ Việt Nam.

Như vậy, hệ thống bán lẻ lớn thứ hai Việt Nam đã thuộc về Tập đoàn Central Group của Thái Lan. Tiếc nuối bởi theo lãnh đạo Saigon Co.op, cơ hội chiến thắng lúc khởi đầu đối với họ chỉ 1%. Đa số những người quan tâm đến thương vụ này đều cho rằng nhà bán lẻ số 1 Việt Nam tham gia cho vui, để lấy tiếng chứ không có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực, Saigon Co.op tiến thẳng vào vòng cuối, nắm đến 90% thành công thì lại vuột mất.

Thất bại của Saigon Co.op được lý giải là do Central Group ưu thế hơn trong các khâu thủ tục và thanh toán nên giành chiến thắng. Trong khi đó, Saigon Co.op dù được đánh giá cao về phương án mua nhưng vướng về thủ tục đầu tư ra nước ngoài nên phải trắng tay ra về.

Thời gian qua, các nhà bán lẻ nước ngoài thông qua công cụ M&A (mua bán, sáp nhập) đã thâm nhập nhiều hơn thị trường Việt Nam. Đây cũng là công cụ để đẩy mạnh quy mô bán lẻ trong cạnh tranh thời kỳ hội nhập. Các doanh nghiệp (DN) nước ngoài có nhiều điều kiện thuận lợi và sử dụng triệt để công cụ M&A, trong khi DN bán lẻ nội địa muốn làm 1 thương vụ phải qua rất nhiều quy trình, trong đó phải xin được giấy phép đầu tư ra nước ngoài, nên thất thế do mất nhiều thời gian. Thất bại như Saigon Co.op sẽ còn tiếp diễn nếu nhà nước không kịp thời tháo gỡ khó khăn về thủ tục cho các DN nội địa trong việc tiến hành các thương vụ M&A.

Theo các chuyên gia kinh tế, ai nắm được hệ thống bán lẻ sẽ điều tiết cấu trúc nền sản xuất và nắm được không gian kinh tế. Sau thương vụ Big C, 2/3 thị phần bán lẻ hiện đại Việt Nam đã thuộc về người Thái (trước đó, Tập đoàn TCC của Thái Lan đã mua Metro Cash & Carry Việt Nam). Các tập đoàn bán lẻ của Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang tích cực đầu tư mở rộng chuỗi phân phối ở Việt Nam.

Không thể chậm trễ hơn nữa, nhà nước cần có chiến lược quốc gia về phát triển ngành bán lẻ Việt Nam, xây dựng và phát triển những DN nội địa có thực lực và sẵn sàng hỗ trợ họ cạnh tranh hiệu quả trên thương trường. Nếu không, sắp tới không chỉ mất quyền là chủ thị trường bán lẻ trong nước, sản phẩm nội địa cũng sẽ khó chen chân vào các kênh mua sắm hiện đại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo