xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động Việt Nam được nhiều nước săn đón

Bài và ảnh: GIANG NAM

Nhiều nước đánh giá cao nguồn nhân lực trẻ có tay nghề và sẵn sàng đào tạo, tuyển dụng lao động Việt Nam đến làm việc trong các ngành nghề kỹ thuật cao

Các doanh nghiệp (DN) Đức vừa ký Ý định thư về hợp tác trong tuyển dụng những tài năng trẻ Việt Nam với 2 chương trình đào tạo kép và tuyển dụng trực tiếp công nhân lành nghề ngành bán dẫn. Ý định thư được ký trong khuôn khổ hội thảo trao đổi các biện pháp đẩy mạnh hợp tác trong tuyển dụng lao động và đào tạo nghề cho các ngành đang thiếu hụt tại Đức nói chung và bang Mecklenburg-West Pomerania (Mecklenburg-Vorpommern) nói riêng.

Thúc đẩy hợp tác

Chứng kiến lễ ký, ông Vũ Quang Minh, Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức, cho rằng đây là sự kiện quan trọng vì thông qua dự án này, Việt Nam và Đức có thể hợp tác lao động ở một trình độ công nghệ cao hơn rất nhiều.

Ngoài nhất trí hai bên đẩy mạnh hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường xây dựng các cơ chế, tạo điều kiện cho nhau trong việc giải quyết những thủ tục giấy tờ trong quy trình cấp thị thực, Đại sứ Vũ Quang Minh còn đề xuất mở rộng hợp tác đào tạo lao động có kỹ năng nghề với bằng cấp được hai bên công nhận để tăng số lao động Việt Nam tại Đức trong tương lai.

Lao động Việt Nam được nhiều nước săn đón- Ảnh 1.

Nhiều bạn trẻ Việt Nam tìm hiểu cơ hội sang CHLB Đức làm việc

Ông Thanh Long, Giám đốc điều hành Công ty GEDU International GmbH (Đức), khẳng định sẽ tập trung tuyển dụng bổ sung nguồn nhân lực cho 3 lĩnh vực quan trọng đang thiếu hụt lao động tại Đức là: y tế và chăm sóc sức khỏe; dịch vụ khách sạn và bán lẻ; công nghệ và thủ công - từ dịch vụ công nghệ thông tin qua thợ điện bậc cao đến kỹ sư công nghệ vi mạch trong đào tạo nghề kép.

Ông Jochen Schulte, Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế bang Mecklenburg-West Pomerania (Đức), cho biết nhiều DN ở bang đã đến Việt Nam tìm nguồn lao động. Bang có nguồn ngân sách lớn cho mảng đào tạo nghề và Bộ Kinh tế bang có trách nhiệm tạo ra khuôn khổ, khung hội nhập phù hợp cho những người được đào tạo nghề, nhất là trong việc hỗ trợ lao động các thủ tục ban đầu như làm giấy tờ, tìm nhà, mở tài khoản ngân hàng, dịch vụ hành chính… Ông Schulte đánh giá cao lao động Việt Nam chăm chỉ, cần cù và chịu khó nên chính quyền bang Mecklenburg-West Pomerania mong muốn hợp tác với Việt Nam để ngày càng có nhiều lao động lành nghề đến làm việc.

Một quốc gia châu Âu khác cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác lao động với Việt Nam. Mới đây, ông Rudoilf Spotak, Tỉnh trưởng tỉnh Plzen - Cộng hòa Czech, cũng vừa có buổi làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hợp tác lao động, việc làm. Ông Rudoilf Spotak cho biết Cộng hòa Czech đang thiếu hụt nhân viên y tế. Tỉnh trưởng bày tỏ sự quan tâm, mong muốn thúc đẩy hợp tác về lao động trong lĩnh vực điều dưỡng viên với Việt Nam nhằm lấp khoảng trống nhân lực trong lĩnh vực y tế tại Cộng hòa Czech.

Nhu cầu lớn

Ở châu Á, Bộ Thương mại - Công nghiệp và Năng lượng và Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố kế hoạch cấp phép cho các kỹ sư đường dây truyền tải điện nước ngoài có thị thực E-7. Đây là nỗ lực mới nhất của Hàn Quốc nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực và nhu cầu sử dụng điện tăng cao hiện nay. Dự án thí điểm cho phép tuyển khoảng 300 lao động nước ngoài có thị thực E-7 trong vòng 2 năm tới.

Đây là cơ hội cho lao động có tay nghề liên quan đến ngành truyền tải điện của Việt Nam với việc làm tại Hàn Quốc. Được biết, trong hệ thống của Hàn Quốc, thị thực E-7 dành cho những nghề nghiệp đặc biệt. Người nộp đơn đủ điều kiện xin thị thực làm việc này là có hợp đồng với các tổ chức công hoặc tư của Hàn Quốc để làm việc trong các lĩnh vực do bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định.

Còn ông Ito Naoki, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, mong muốn hai nước thúc đẩy hợp tác hơn nữa để quảng bá chương trình kỹ năng đặc định số 2 (Tokutei Gino 2). Hiện nay, các cơ sở y tế của Nhật mong muốn tiếp nhận nhiều hơn điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam theo chương trình VJEPA (chương trình đưa điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản). Song, số ứng viên tham gia chương trình này chưa đáp ứng được nhu cầu, mặc dù phía Nhật Bản đã nới lỏng một số tiêu chí như giảm thời gian đào tạo tiếng Nhật xuống 3 tháng.

Ngày 26-8, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan đã có buổi tiếp và làm việc với ông Thani Bini Ahmed Alzeyoudi, Quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Ông Thani Bini Ahmed Alzeyoudi cho biết UAE đang có nhu cầu rất lớn về lao động nước ngoài và đánh giá cao lao động Việt Nam là những lao động có kỹ năng nghề và trách nhiệm trong công việc rất tốt.

Hiện UAE có nhu cầu tuyển dụng 50.000 người/năm với nhiều nhóm kỹ năng nghề ở các trình độ kỹ năng khác nhau, bao gồm các nhóm ngành yêu cầu trình độ kỹ thuật. Trong thời gian tới, các DN của UAE rất mong muốn có thể sớm tiếp nhận lao động phía Việt Nam sang làm việc. 

Tuyển số lượng lớn thực tập sinh

Theo ông Raik Brettschneider, Giám đốc điều hành Infineon Technologies Dresden - DN chip bán dẫn lớn nhất nước Đức (đối tác của Công ty GEDU International GmbH), với việc mở rộng nhà máy, công ty cần nhiều nhân lực để sản xuất các loại chip bán dẫn tiên tiến. Trong những năm gần đây, công ty đã tăng đáng kể số lượng thực tập sinh (TTS) và kỳ vọng sẽ tuyển dụng được thêm một số lượng lớn TTS nữa trên phạm vi quốc tế. Sự hợp tác với GEDU là điều cần thiết giúp các nhân viên tương lai của công ty hòa nhập tốt. Sau 3 năm đào tạo và làm việc, các TTS không chỉ tốt nghiệp mà còn bắt đầu tương lai nghề nghiệp ổn định.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo