xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Quản lý chặt hơn lao động xuất khẩu

CHUNG THANH HUY (TP HCM)

Cần khai thác hiệu quả nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài sau khi họ hết hạn hợp đồng, về nước

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), Việt Nam hiện có hơn 712.600 người lao động (NLĐ) đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, hơn 46.600 người vi phạm hợp đồng (bỏ trốn) hoặc cư trú bất hợp pháp tại các nước và vùng lãnh thổ (Hàn Quốc hơn 12.200 người, Đài Loan - Trung Quốc hơn 24.000 người, Nhật Bản gần 4.700 người, Trung Đông - châu Phi hơn 1.300 người, các nước châu Âu hơn 600 người).

Chủ yếu do chênh lệch thu nhập

NLĐ bỏ trốn ra ngoài làm việc chủ yếu là do sự chênh lệch thu nhập (cao gấp 7 - 10 lần so với làm theo hợp đồng chính thức). Bên cạnh đó, một bộ phận NLĐ nhận thức kém, thiếu ý thức kỷ luật, không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại, vì lợi ích cá nhân sẵn sàng bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng. Ngoài ra, một số chủ sử dụng lao động nước ngoài muốn tuyển dụng họ để giảm chi phí về BHXH, BHYT và phúc lợi.

Thực tế cho thấy những người bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, không về nước đúng quy định đã làm ảnh hưởng đến lao động Việt Nam. Chẳng hạn, Hàn Quốc từng tạm ngừng tiếp nhận lao động nước ta từ năm 2012 - 2016.

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Quản lý chặt hơn lao động xuất khẩu- Ảnh 1.

Lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng tại Hàn Quốc. Ảnh: GIANG NAM

Tại Nhật Bản, nhiều NLĐ bỏ trốn là do có bạn bè, người thân đang sinh sống tại đây. Họ được hỗ trợ tìm chỗ ở với giá rẻ, tìm nơi làm việc có thu nhập cao để gửi về nước trả nợ vay mượn làm chi phí trước khi đi.

Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chi phí tuyển dụng trung bình của NLĐ Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài khoảng 165 triệu đồng. Với những ngành thu hút lao động Việt như công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, chi phí tuyển dụng từ 160 - 200 triệu đồng. ILO cho rằng chi phí này khiến một bộ phận NLĐ phải lựa chọn di cư không đầy đủ giấy tờ hoặc rơi vào cảnh lệ thuộc vì nợ, dẫn đến việc nhiều người muốn kiếm tiền nhanh để thu hồi vốn, bất chấp vi phạm pháp luật.

Do vậy, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động cần tuyển chọn, đào tạo lao động thật kỹ trước khi đưa ra nước ngoài làm việc. Trong đó, cần chú trọng tác phong, thái độ, ý thức và kỷ luật lao động. Ngoài ra, cần nâng cao ý thức cho NLĐ bởi việc bỏ trốn sẽ ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của những người khác, nhất là ảnh hưởng uy tín, hình ảnh của đất nước.

Các địa phương có NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần phải chủ động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Cần giám sát chặt chẽ việc tuyển chọn, đào tạo lao động của DN; chú trọng kết nối DN với trường nghề để đào tạo nguồn lao động chất lượng cao. Đối với việc sử dụng nguồn lao động có tay nghề trở về nước, cần có hệ thống kết nối cung - cầu hiệu quả giữa DN trong và ngoài nước cùng lĩnh vực.

Tận dụng kinh nghiệm, chất xám

Nhằm hạn chế tình trạng NLĐ bỏ ra ngoài làm việc hoặc không về nước sau khi kết thúc hợp đồng, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho lao động xuất khẩu, đồng thời giảm các thủ tục xuất nhập cảnh...

Bên cạnh đó, Bộ LĐ-TB-XH cần phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành liên quan của các nước, vùng lãnh thổ trong việc quản lý NLĐ bỏ trốn. Cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra chặt chẽ việc thu phí của DN xuất khẩu lao động và xử phạt nặng nếu vi phạm; có hình thức chế tài đối với DN, NLĐ phá vỡ hợp đồng, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động xuất khẩu lao động để trục lợi, mua bán người, cần tăng cường kiểm tra, thanh tra các DN, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Về lâu dài, cần tạo việc làm cho NLĐ sau khi về nước. Bởi lẽ, nếu xảy ra tình trạng nhiều người thất nghiệp sau khi về nước thì càng thôi thúc những người đang làm việc tìm mọi cách ở lại.

Bộ LĐ-TB-XH cũng cần đàm phán nâng thời hạn hợp đồng làm việc lên hơn 5 năm, thay vì 3 năm như hiện nay. Ngoài ra, cần có chính sách khai thác hiệu quả nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp sau khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài, để họ an tâm trở về tham gia thị trường lao động trong nước. Có như vậy, NLĐ mới không còn tâm lý bỏ trốn ra ngoài hoặc hết hợp đồng không về nước. 

Theo Bộ LĐ-TB-XH, chất lượng lao động Việt Nam nhìn chung được các nước đánh giá cao; có ý thức, kỹ năng và quan trọng là hiệu suất công việc rất tốt. Song, nhiều người trình độ ngoại ngữ còn kém, ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt.

Thời gian tới, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của đơn vị thực thi, đàm phán lựa chọn đối tác xuất khẩu lao động; xử lý nghiêm trường hợp lừa đảo lao động, trục lợi chính sách; không đưa lao động đi nước ngoài làm việc bằng mọi giá.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Quản lý chặt hơn lao động xuất khẩu- Ảnh 2.

NÂNG BƯỚC NGƯỜI LAO ĐỘNG: Quản lý chặt hơn lao động xuất khẩu- Ảnh 3.

Thể lệ cuộc thi



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo