xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc xây đảo nhân tạo để đòi EEZ

Hoàng Phương

UNCLOS không công nhận đảo nhân tạo là đảo nên nó không ảnh hưởng đến ranh giới lãnh hải, EEZ hoặc thềm lục đia

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm 19-6 tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với ASEAN để thúc đẩy Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông (COC). Tuyên bố trên được đưa ra trước thềm cuộc họp lần thứ 11 giữa ASEAN và Trung Quốc về việc triển khai Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), dự kiến diễn ra ngày 24 và 25-6 tại Bali - Indonesia.

Tuy nhiên, còn quá sớm để biết được liệu có bao nhiêu phần trăm sự thật trong phát biểu trên bởi Bắc Kinh lâu nay vẫn cố tình trì hoãn đàm phán COC.

Tuyên bố trên có thể chỉ nhằm xoa dịu làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với những hành động gây hấn và sai trái của Trung Quốc ở biển Đông, điển hình là hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trong vùng biển Việt Nam và kế hoạch xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Tàu và giàn khoan của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa  của Việt Nam hôm 13-6 Ảnh: REUTERS

Tàu và giàn khoan của Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế

và thềm lục địa của Việt Nam hôm 13-6 Ảnh: REUTERS

 

Báo The New York Times (Mỹ) nhận định Trung Quốc đang có những bước đi đáng báo động nhằm thâu tóm sức mạnh và độc chiếm biển Đông. Theo tờ báo, mưu đồ xây đảo nhân tạo có thể phục vụ mục đích tăng cường khả năng do thám, phòng thủ và tấn công ở biển Đông.

Đáng lo ngại không kém, một khi xây xong đảo nhân tạo, Trung Quốc có thể lớn lối đòi quốc tế công nhận vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý tính từ đường cơ sở quanh đảo. Tuy nhiên, giới phân tích tin rằng Bắc Kinh không dễ gì thuyết phục được tòa án quốc tế bởi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc ký tham gia quy định đảo nhân tạo không được xem là đảo nên sự hiện diện của nó không ảnh hưởng đến sự phân định ranh giới lãnh hải, EEZ hoặc thềm lục đia.

Ông Lawrence Juda, giáo sư các vấn đề hàng hải tại Trường ĐH Rhode Island (Mỹ), nhận định dùng đảo nhân tạo để đòi EEZ là cách làm hoàn toàn trái phép và không thể chấp nhận được. Theo ông, các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông và các quốc gia biển sẽ không bao giờ công nhận thủ đoạn như thế. “Việc chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc về EEZ dựa trên đảo nhân tạo sẽ tạo ra một tiền lệ khủng khiếp, dẫn đến không ít rắc rối về pháp lý và chính trị” - ông Juda cảnh báo.

Trong khi đó, giáo sư Harry L. Roque Jr., thuộc Trường ĐH Philippines, chỉ ra việc Trung Quốc đơn phương có hành động xây dựng đảo nhân tạo đã vi phạm nghiêm trọng UNCLOS mà Bắc Kinh là một thành viên.

Ngay cả dư luận trong nước Trung Quốc cũng bất an với những gì đang xảy ra ở biển Đông. Hãng tin Bloomberg dẫn một báo cáo mới của trung tâm nghiên cứu chính sách quốc phòng thuộc Học viện Khoa học quân sự của quân đội Trung Quốc cảnh báo nguy cơ bùng nổ sự cố trên không và trên biển ở châu Á - Thái Bình Dương do tranh chấp biển đảo ngày càng tăng.

Không những thế, như báo The New York Times vạch rõ, Trung Quốc sẽ không có lợi gì khi khiến các nước láng giềng lo ngại và giận dữ về những hành động hung hăng ở biển Đông. Thái độ ngang ngược này cũng đi ngược lại cam kết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Pháp hồi tháng 3-2014 rằng “con sư tử Trung Quốc đã thức dậy nhưng đây là con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh”.

 

Nhật ký biển Đông của nữ phóng viên Úc

Nữ phóng viên Samantha Hawley của đài ABC News (Úc) vừa có chuyến hành trình 5 ngày khó quên trên tàu cảnh sát biển 8003 của Việt Nam để mục kích giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo bài báo đăng ngày 20-6, Hawley cho biết khi tàu còn cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 18 km trong ngày thứ ba của hành trình, đột nhiên bị nhiều tàu của Trung Quốc xông tới bao vây. Cô kể: “Thuyền trưởng Nguyễn Văn Hùng nói với tôi có 17 tàu Trung Quốc có mặt. Từ loa phóng thanh, thủy thủ đoàn Việt Nam cất tiếng yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực và nói rằng họ đang vi phạm luật pháp quốc tế cùng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Tàu 8003 lập tức bị bám đuổi. Đến ngày thứ tư, tàu chúng tôi tiến về giàn khoan lần thứ hai. Khi còn cách khoảng 13 km, hàng loạt tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc tiến lại chặn đường”.

Buổi sáng ngày thứ năm, tàu Việt Nam tìm cách tiếp cận giàn khoan lần nữa nhưng tiếp tục bị tàu Trung Quốc tạo thành nửa vòng tròn bao vây. Trong suốt những ngày có mặt trên tàu, mô tả chung của phóng viên Hawley là tàu Trung Quốc luôn đông hơn và không ngần ngại ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật. Phạm Nghĩa

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo