xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ "có thể" sang "có quyền" hưu sớm

HIỀN MINH

Những tháng gần đây, tăng tuổi nghỉ hưu theo dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của đông đảo lao động xã hội.

Đây là một chủ trương quan trọng, bởi theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung, "không thể không tăng tuổi nghỉ hưu, nếu đến năm 2035 không điều chỉnh thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản hay một số nước hiện nay".

Dù mới là dự thảo, song dư luận đã có nhiều luồng ý kiến về đối tượng áp dụng và độ tuổi nghỉ hưu. Thực tế nhiều ngành nghề hiện nay, người lao động (NLĐ) chưa đến tuổi nghỉ hưu đã không còn đủ sức khỏe để làm việc, nhất là người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Còn những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có trình độ quản lý và còn sức khỏe thì nhiều người muốn tiếp tục làm việc, họ ủng hộ việc tăng tuổi hưu.

Thực tế này càng đặt ra cho những người làm luật phải thiết kế sao cho thấu đáo và linh hoạt. Thấu đáo là xây dựng luật khoa học, phù hợp đối tượng và áp dụng thông suốt; dự liệu các tình huống phát sinh trong thực tiễn để không làm ách tắc hay phức tạp khi vận dụng luật. Linh hoạt là có tính mở, có những điều khoản phù hợp để vận dụng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, việc lập danh mục ngành nghề nghỉ hưu trước tuổi mà Bộ LĐ-TB-XH bắt đầu tiến hành cùng các cơ quan hữu trách, là cần thiết.

Theo lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH, cần phân biệt tuổi nghề và tuổi hưu. Tuổi nghỉ hưu là đủ điều kiện để hưởng BHXH, còn với tuổi nghề thì khác, dài ngắn tùy theo nghề. Có những ngành nghề NLĐ có thể nghỉ hưu sớm hơn, song những lĩnh vực có lực lượng lao động trình độ cao như tòa án, kiểm sát, giáo sư, phó giáo sư, nhà khoa học giỏi thì phải khuyến khích họ làm việc suốt đời.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng không nên quy định cứng nhắc mà phải linh hoạt mới là thỏa đáng. Bởi không phải ai cũng có thể "làm việc suốt đời" và luôn lao động với chất lượng cao nhất, tinh túy nhất. Nên quy định cứ đến tuổi thì về hưu không chỉ phù hợp với chính đối tượng đó (là người đã cao tuổi, sức khỏe có hạn, không phải ai cũng tiếp tục làm việc được), mà xã hội cũng dễ đồng thuận hơn, không chiếm chỗ lập thân của lao động trẻ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Những ai còn đủ sức khỏe và muốn làm việc thì vừa hưởng lương hưu vừa ký hợp đồng làm việc với các điều khoản phù hợp với vị trí và công việc.

Theo dự thảo, NLĐ có quyền được lựa chọn nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp suy giảm sức khỏe, lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... Từ "có thể" sang "có quyền" nghỉ hưu sớm là một đổi thay quan trọng về nhận thức và ý chí, song cần có các quy định cụ thể để bảo đảm thực thi không rắc rối cho cả NLĐ và người sử dụng lao động.

Với dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, chính sách hưu trí sẽ được hoàn thiện hơn, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội cũng như việc làm, đời sống và tâm tư của từng đối tượng áp dụng luật. Khi xây dựng luật cũng không thể xa rời xu thế phát triển toàn cầu, cần tham khảo những mô hình tiến bộ của thế giới và vận dụng phù hợp điều kiện đất nước hiện nay. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo