xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Văn học nghệ thuật góp phần nâng cao vị thế quốc gia

THANH HIỆP

Các sản phẩm văn học nghệ thuật là "sức mạnh mềm" giúp quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam

Ngày 20-9, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề văn học, nghệ thuật (VHNT) năm 2024. Gần 200 cán bộ, chuyên viên sở, ban, ngành; phóng viên, biên tập viên báo, đài, giảng viên các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành VHNT, ban lý luận phê bình của 9 hội VHNT chuyên ngành trên địa bàn thành phố đã tham dự.

Tầm quan trọng của giá trị văn hóa

Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương; ông Nguyễn Đăng Điệp, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương; ông Nguyễn Thọ Truyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT TP HCM; ông Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TP HCM; ông Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT TP HCM.

Một cảnh trong phim “Mai”. Phim “Mai” đã thắng lớn tại giải Cánh diều vàng 2024, với 4 hạng mục gồm “Phim điện ảnh xuất sắc”, “Nữ diễn viên chính xuất sắc”, “Biên kịch xuất sắc” và “Thiết kế mỹ thuật xuất sắc”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Một cảnh trong phim “Mai”. Phim “Mai” đã thắng lớn tại giải Cánh diều vàng 2024, với 4 hạng mục gồm “Phim điện ảnh xuất sắc”, “Nữ diễn viên chính xuất sắc”, “Biên kịch xuất sắc” và “Thiết kế mỹ thuật xuất sắc”. (Ảnh do nhà sản xuất cung cấp)

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thọ Truyền cho biết trong năm 2024, Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT TP HCM đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, lý luận, tổng kết thực tiễn về công tác lý luận, phê bình VHNT góp phần tích cực vào sự nghiệp "Xây dựng và phát triển VHNT thành phố trong thời kỳ mới". Tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến cho các dự án, chương trình nghệ thuật, các ngày lễ trọng đại của dân tộc và thành phố; định hướng sở, ban, ngành liên quan tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật tri ân đối với các tài năng có nhiều đóng góp lớn trong lĩnh vực VHNT...

Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT TP HCM cũng đã phối hợp với các cơ quan báo chí TP HCM viết bài phản ánh thông tin VHNT, các bài tham luận nhận định, đánh giá VHNT trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình phát thanh… tuyên truyền, giới thiệu quảng bá những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP HCM lần thứ XI "về phát triển VHNT tại TP HCM". Phê phán những sáng tác có chiều hướng lệch lạc, dễ dãi, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa, VHNT.

Tại hội nghị tập huấn năm 2024, Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT TP HCM đã giới thiệu 2 chuyên đề: "Vai trò của VHNT trong sự phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta hiện nay" và "Vai trò VHNT hiện nay trong sáng tác, nghiên cứu học thuật, quảng bá tác phẩm" qua đó góp phần khẳng định tầm quan trọng của giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Nhiều giải pháp đồng bộ

Các nhà chuyên môn cho rằng, muốn thúc đẩy VHNT phát triển xứng tầm vị thế của TP HCM cần có những giải pháp đồng bộ như đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa, VHNT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng của VHNT. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.

Cần chú trọng đưa nghệ thuật biểu diễn truyền thống vào các lễ hội, các dịch vụ du lịch. Không chỉ tạo không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống cho đồng bào các dân tộc mà còn tạo ra những sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, khám phá, trải nghiệm. Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú, người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống.

Việt Nam đang thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, hướng mục tiêu đến năm 2030, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% giá trị gia tăng vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong đó, phát triển công nghiệp văn hóa lĩnh vực VHNT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đa dạng, sáng tạo của các sản phẩm văn hóa.

Ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: "Xây dựng các ngành công nghiệp văn hóa có nhiều lực lượng, nhiều mảng khác nhau nhưng đặc biệt quan trọng là VHNT. Một sản phẩm văn hóa được kết hợp những yếu tố của VHNT thì sẽ tăng giá trị, sức hấp dẫn, tính lan tỏa. Có như vậy thì công nghiệp văn hóa mới phát triển một cách vững chắc và mạnh mẽ". 

NSND Tạ Minh Tâm nhìn nhận: "Nhà nước đầu tư quảng bá cho VHNT còn dàn trải, cần có sự điều chỉnh tập trung vào một số nội dung trọng tâm. Ngoài ra cũng cần có cơ chế khuyến khích các cá nhân, đơn vị xã hội hóa, chẳng hạn như Trấn Thành (phim "Nhà bà Nữ", "Mai"...), nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, NSƯT Thành Lộc (Sân khấu Thiên Đăng)... đã hoạt động hiệu quả, đem về doanh thu rất tốt".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo