Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP E-paper

Bạn đồng hành, điểm tựa tin cậy của đoàn viên - lao động

VĨNH TÙNG thực hiện

Ở mỗi giai đoạn với điều kiện khác nhau, Công đoàn TP HCM luôn đổi mới để thích ứng, kiên trì vì mục tiêu đại diện, bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên - lao động


"Công đoàn TP HCM sẽ luôn là người bạn đồng hành, là điểm tựa tin cậy của đoàn viên - lao động, chung tay xây dựng TP HCM giàu đẹp, hiện đại và nghĩa tình". Ông Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về mục tiêu, phương hướng của tổ chức Công đoàn TP HCM trong tình hình mới.

Phóng viên: Là cán bộ trưởng thành từ phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn tỉnh Bình Dương trước đây, cảm xúc trong ông là gì khi được chỉ định làm Chủ tịch LĐLĐ TP HCM?

- Ông Bùi Thanh Nhân: Tôi may mắn khi được trui rèn và trưởng thành từ phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn, được thử thách qua nhiều vị trí khác nhau ở tỉnh Bình Dương cũ. Mỗi vị trí công tác, nhất là trong khoảng thời gian làm công tác Công đoàn (21 năm), giúp tôi có cái nhìn sâu sắc, đa chiều đời sống người lao động (NLĐ) và những mối lo cơ bản (an sinh, việc làm, điều kiện làm việc); thấu hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc, đồng hành thiết thực với họ - yếu tố cốt lõi để xây dựng tổ chức Công đoàn trở thành điểm tựa tin cậy, từ đó có sự chỉ đạo, lãnh đạo phù hợp để tập hợp, chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống đoàn viên - lao động.

Bạn đồng hành, điểm tựa tin cậy của đoàn viên - lao động - Ảnh 1.

Ông Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM

Được chỉ định làm Chủ tịch LĐLĐ TP HCM (nhiệm kỳ 2023-2028), tôi xem đây là niềm vinh dự và tự hào. Sau sáp nhập, LĐLĐ TP HCM hiện dẫn đầu cả nước với khoảng 21.000 Công đoàn cơ sở và 2,2 triệu đoàn viên. Điều này đặt ra không ít thách thức cho cá nhân tôi và tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành LĐLĐ TP HCM trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phong trào, đặc biệt là thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên - lao động.

Đâu là mô hình phù hợp cho tổ chức Công đoàn TP HCM trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, thưa ông?

- Việc tinh gọn bộ máy đặt ra yêu cầu mới về hiệu quả hoạt động và năng lực của cán bộ Công đoàn. Đây là thời điểm thích hợp để Công đoàn đổi mới cách làm nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác tập hợp, chăm lo và bảo vệ NLĐ.

Sau khi tinh gọn bộ máy, TP HCM không còn Công đoàn cấp quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành và tương đương. Điều này cũng đặt ra thách thức là làm sao bảo đảm sự gắn kết, hỗ trợ kịp thời như khi còn cấp trung gian, nhất là ở khu vực rộng lớn hoặc vùng xa trung tâm thành phố.

Bạn đồng hành, điểm tựa tin cậy của đoàn viên - lao động - Ảnh 2.

Ông Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, trao quyết định cho chủ tịch Công đoàn phường, xã. Ảnh: THANH NGA

Để tránh khoảng trống quản lý sau khi sắp xếp lại tổ chức, LĐLĐ TP HCM đã thành lập 9 tổ công tác quản lý địa bàn tại các khu vực trọng điểm. Những tổ này đóng vai trò như "cánh tay nối dài" của Công đoàn thành phố, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như: Triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết, chương trình công tác của tổ chức Công đoàn TP HCM và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến Công đoàn cơ sở, đoàn viên - lao động trên địa bàn. Bên cạnh đó, theo dõi, nắm tình hình quan hệ lao động, đời sống, việc làm của đoàn viên - lao động; phát hiện và xử lý kịp thời vấn đề phát sinh tại cơ sở; phối hợp với Công đoàn xã, phường, đặc khu hướng dẫn, hỗ trợ Công đoàn cơ sở thực hiện thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc…

Chặng đường phía trước sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức, song tôi tin với truyền thống đoàn kết và tinh thần năng động, sáng tạo, tổ chức Công đoàn TP HCM sẽ nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên - lao động" - ông Bùi Thanh Nhân khẳng định.

Mô hình này hoạt động theo hình thức liên kết vùng, tương tự một chi nhánh hoặc điểm kết nối giữa Công đoàn cấp tỉnh với Công đoàn cơ sở. Mỗi tổ phụ trách một số phường, xã, KCN tập trung, bảo đảm mọi kiến nghị của NLĐ đều được lắng nghe và giải quyết thấu đáo. Văn phòng vùng giúp kết nối trực tiếp giữa LĐLĐ TP HCM với mạng lưới Công đoàn cơ sở đông đảo trên địa bàn, duy trì thông suốt thông tin hai chiều: từ chỉ đạo của cấp trên đến cơ sở và từ tâm tư, nguyện vọng của NLĐ lên tổ chức Công đoàn - nhất là tại các khu vực tập trung đông lao động. Mô hình "tổ công tác" được kỳ vọng sẽ giúp Công đoàn xã, phường vượt qua những khó khăn về năng lực, nhân sự, tài chính, từ đó phát huy tối đa vai trò của mình, trở thành điểm tựa vững chắc cho đoàn viên - lao động ngay tại cơ sở.

Bằng việc nâng cao tính chủ động của Công đoàn cơ sở, tăng cường phối hợp trực tiếp với chính quyền cơ sở và triển khai các mô hình tổ công tác, tôi tin rằng sẽ không có khoảng trống trong việc chăm lo, đại diện cho đoàn viên - lao động. Với quyết tâm và cách làm sáng tạo, tổ chức Công đoàn sẽ mạnh hơn để phục vụ NLĐ tốt hơn - đúng như mục tiêu của công cuộc cải cách.

Đại diện, bảo vệ và chăm lo cho NLĐ là chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn. Trong bối cảnh mới, tổ chức Công đoàn TP HCM ưu tiên thực hiện nhiệm vụ nào?

- Ngoài việc kiện toàn tổ chức, thời gian tới, tổ chức Công đoàn TP HCM ưu tiên triển khai một số nhóm giải pháp cụ thể nhằm đồng hành thực chất và hiệu quả hơn với NLĐ.

Song song với việc duy trì và nhân rộng các chương trình phúc lợi đoàn viên và tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo vào các dịp lễ - Tết, LĐLĐ TP HCM sẽ tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế Công đoàn, nhất là tại các KCX-KCN; phối hợp với các đối tác triển khai những mô hình chăm lo thiết thực cho công nhân, như nhà ở công nhân, siêu thị Công đoàn với chi phí phù hợp, góp phần san sẻ khó khăn với NLĐ.

Bạn đồng hành, điểm tựa tin cậy của đoàn viên - lao động - Ảnh 3.

Ông Võ Khắc Thái, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, tặng quà cho công nhân khó khăn. Ảnh: THANH NGA

Trong bối cảnh cạnh tranh việc làm ngày càng gay gắt, LĐLĐ TP HCM sẽ chú trọng đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề cho NLĐ. Đối tượng ưu tiên là lao động trẻ và những người cần chuyển đổi nghề trong bối cảnh đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động, qua đó góp phần nâng cao khả năng thích ứng cho NLĐ với thị trường lao động.

Phát huy tốt vai trò đại diện, giám sát việc thực thi các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến NLĐ cũng là mục tiêu mà tổ chức Công đoàn TP HCM hướng đến. Thông qua cơ chế đối thoại định kỳ, thương lượng tập thể và tham vấn chính sách ở các cấp, chúng tôi sẽ tập hợp kiến nghị chính đáng, hợp pháp của NLĐ để từ đó đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và doanh nghiệp quan tâm giải quyết, hỗ trợ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Tôi tin rằng với cách tiếp cận linh hoạt, đồng bộ và bám sát yêu cầu thực tiễn, tổ chức Công đoàn TP HCM sẽ tiếp tục là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên - lao động, đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển của thành phố trong giai đoạn mới.

Chất lượng đội ngũ cán bộ chính là "xương sống" của tổ chức - quyết định Công đoàn có mạnh không, có gần đoàn viên - lao động không và có thực hiện tốt sứ mệnh đại diện, bảo vệ NLĐ hay không. LĐLĐ TP HCM đã có sự chuẩn bị gì để nâng chất đội ngũ này, thưa ông?

- Cán bộ chính là "bộ mặt" của tổ chức Công đoàn. Trong bối cảnh sáp nhập, tinh gọn bộ máy, chất lượng cán bộ là yếu tố quyết định Công đoàn có "bắt kịp" sự thay đổi hay bị bỏ lại phía sau. Họ là người trực tiếp đại diện, thương lượng và giải quyết tranh chấp lao động. Nếu họ không đủ năng lực, trình độ pháp luật, kỹ năng thương lượng hoặc bản lĩnh thì quyền lợi của NLĐ có thể bị xem nhẹ hoặc không được bảo vệ đầy đủ.

Do vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn, đặc biệt là cán bộ cơ sở, thông qua đào tạo, bồi dưỡng là ưu tiên hàng đầu. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn, theo tôi, cần thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp.

Ngoài việc thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng định kỳ về nghiệp vụ công tác Công đoàn, kỹ năng thương lượng, đàm phán, tuyên truyền, vận động đoàn viên cho đội ngũ cán bộ, LĐLĐ thành phố sẽ tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn cho họ. Bên cạnh đó, LĐLĐ TP HCM sẽ thiết lập cơ chế phát hiện, quy hoạch và sử dụng cán bộ Công đoàn; phát hiện và bồi dưỡng cán bộ trẻ, tâm huyết, có năng lực ngay từ cơ sở; bố trí, sử dụng cán bộ Công đoàn đúng năng lực, sở trường.

Tự thân cán bộ Công đoàn cần chủ động thay đổi - không chỉ để thích nghi mà còn nhằm dẫn dắt tổ chức Công đoàn vượt qua thách thức, phát huy vai trò trong bối cảnh mới. Ngoài việc bổ sung kiến thức pháp luật, đặc biệt là Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, Luật Việc làm…, cán bộ Công đoàn cần trau dồi kỹ năng mềm như: thương lượng, đối thoại, giải quyết tranh chấp, lắng nghe - thấu hiểu - truyền đạt hiệu quả; nắm vững công nghệ số, sử dụng thành thạo các nền tảng truyền thông, quản trị dữ liệu để hỗ trợ hoạt động Công đoàn hiệu quả, minh bạch hơn.

Cán bộ Công đoàn phải có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, không hành chính hóa hoạt động Công đoàn. Thay vào đó là tư duy phục vụ, lấy nhu cầu của đoàn viên làm trung tâm; gắn bó thực chất, am hiểu đời sống, tâm tư của NLĐ - nhất là trong bối cảnh việc làm, đời sống ngày càng khó khăn… 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo