xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM thiếu nhân lực chất lượng cao

HUỲNH NHƯ thực hiện

TP HCM không thiếu lực lượng lao động nhưng thiếu nhân lực chất lượng cao ở những ngành nghề trọng điểm

Thị trường lao động tại TP HCM đang diễn ra một nghịch lý - người thất nghiệp vẫn còn nhiều nhưng doanh nghiệp (DN) đang "khát" lao động phổ thông và tuyển không đủ người. Trong khi đó, lao động có trình độ cao lại có ít cơ hội việc làm. Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM, về vấn đề này.

. Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về thị trường lao động, việc làm tại TP HCM hiện nay?
TP HCM thiếu nhân lực chất lượng cao- Ảnh 1.

Ông LÊ VĂN THINH

 

- Ông LÊ VĂN THINH: TP HCM là địa phương có cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào. Người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là gần 4,7 triệu người (chiếm khoảng 50% dân số thành phố). Do vậy, TP HCM được xem là thị trường lao động lớn nhất nước.

Qua thống kê, việc làm, thu nhập là vấn đề thiết thân của người lao động (NLĐ). Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay, NLĐ càng muốn tìm các DN có chế độ đãi ngộ, công việc có thu nhập tốt, môi trường làm việc thân thiện để phát huy năng lực, cải thiện đời sống cá nhân và gia đình.

Các số liệu về tuyển dụng chưa phản ánh được hết nguyên nhân NLĐ có gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm hay không, bởi cần xem xét đến nhiều yếu tố từ NLĐ và nhà tuyển dụng. Song các thống kê này cũng là cơ sở để chúng tôi nhìn nhận thực trạng và có hướng điều chỉnh, quản lý phù hợp hơn trong thời gian tới.

. Vì sao lao động đã qua đào tạo gặp khó khi tìm việc, thưa ông?

- Cung ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động trên địa bàn TP HCM hiện có 58 cơ sở giáo dục đại học, 62 trường cao đẳng, 60 trường trung cấp, 77 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (GDNN), 181 cơ sở hoạt động GDNN. Đây là một lợi thế giúp NLĐ có cơ hội học tập, rèn luyện chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu xã hội.

Cùng với đó, thành phố được thêm lợi thế khi có nhiều DN và cơ sở sản xuất - kinh doanh cá thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Từ đó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho NLĐ từ công việc giản đơn đến công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao.

Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM (FALMI, thuộc Sở LĐ-TB-XH), nhu cầu học đại học vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất 87%, cao đẳng 7% và trung cấp 6%, do vậy cung lao động trình độ đại học có tỉ lệ lớn so với các trình độ khác. Nhưng qua đánh giá của các DN và nhìn nhận từ góc độ cơ quan quản lý, Sở LĐ-TB-XH thành phố cho rằng sự chênh lệch về kỹ năng lao động của NLĐ còn cao. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu trước sự thay đổi và phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ.

Vì vậy, thành phố không thiếu lực lượng lao động nhưng thiếu nhân lực chất lượng cao với những ngành nghề trọng điểm và yêu cầu của DN.

TP HCM thiếu nhân lực chất lượng cao- Ảnh 2.

Thị trường lao động TP HCM được dự báo sẽ đối diện với nhiều thách thức trong thời gian tới. Ảnh: HUỲNH NHƯ

. TP HCM đã có những giải pháp nào để điều tiết thị trường lao động?

- Ngày 15-5-2024, UBND TP HCM đã ban hành Quyết định số 1649/QĐ-UBND, phê duyệt chiến lược lao động - việc làm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung các nội dung trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực, gồm: hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị; đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; gắn kết chặt chẽ GDNN với DN và thị trường lao động. Đồng thời, tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho GDNN.

Bên cạnh đó, liên kết vùng trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực; liên kết đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành kinh tế, nhất là các ngành nghề mới gắn với công nghệ và các lĩnh vực mà TP HCM ưu tiên phát triển. Ngoài ra, đẩy mạnh hỗ trợ, tham vấn chính sách pháp luật về lao động; thúc đẩy đối thoại, thương lượng, chia sẻ khó khăn với NLĐ và chủ DN. Bên cạnh đó là tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, phát triển quan hệ lao động hài hòa.

UBND TP HCM cũng giao Sở LĐ-TB-XH và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu các chương trình, hoạt động để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nội dung hướng đến duy trì và phát triển DN, ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo nhiều việc làm cho NLĐ theo hướng bền vững.

Thời gian tới, sở sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt sát sao tình hình sản xuất - kinh doanh, lao động để giải quyết kịp thời các vụ việc phát sinh; thực hiện hiệu quả kết nối cung - cầu lao động, giới thiệu việc làm trực tiếp và trực tuyến thông qua các sàn giao dịch việc làm. Sở sẽ thực hiện tốt và tham mưu nhiều chính sách an sinh xã hội cơ bản, hỗ trợ NLĐ yếu thế (như thông qua công tác giảm nghèo, hỗ trợ NLĐ di cư từ các tỉnh đến TP HCM làm việc), đào tạo lại nghề cho NLĐ... 

Cuối năm, tuyển lao động phổ thông không nhiều

Theo báo cáo của FALMI, 6 tháng cuối năm 2024, TP HCM có từ 134.620 - 141.636 NLĐ đã qua đào tạo (chiếm 87,7% tổng nhu cầu nhân lực). Trong đó, trình độ đại học trở lên chiếm 19,54%; cao đẳng 23,16%; trung cấp 21,72%; sơ cấp là 23,28%. Nhu cầu tuyển dụng ở trình độ lao động phổ thông cần khoảng từ 18.881 - 19.856 chỗ làm việc, chiếm tỉ lệ khá thấp với 12,3% tổng nhu cầu nhân lực.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo