xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cân bằng công việc và cuộc sống

Bài và ảnh: Huỳnh Như

Trong môi trường làm việc hiện đại, thăng tiến được xem là dấu hiệu của sự công nhận và phát triển nghề nghiệp.

Nhưng hiện nay, nhiều người lao động (NLĐ) lo ngại thăng tiến đi kèm với trách nhiệm gia tăng và áp lực công việc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân và cân bằng cuộc sống.

Anh Trần Thế Tiến (SN 1990, quê Đà Nẵng) - trưởng nhóm kỹ thuật tại một công ty cơ khí chính xác ở quận 7, TP HCM - có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành và luôn được cấp trên đánh giá cao về năng lực chuyên môn. Mới đây, anh Tiến được đề xuất thăng chức lên vị trí trưởng phòng kỹ thuật nhưng anh từ chối. 

"Lên trưởng phòng, tôi không chỉ giám sát đội ngũ mà còn phải chịu trách nhiệm về mọi sai sót, dù nhỏ nhất. Áp lực này khiến tôi cảm thấy chưa đủ tự tin để đảm nhận trọng trách đó" - anh Tiến nói. Quyết định của anh không phải là từ bỏ cơ hội, mà là sự lựa chọn nhằm tiếp tục phát triển chuyên môn trong công việc hiện tại.

Tương tự, chị Nguyễn Hoài Phương (SN 1992, quê Đồng Nai) - chuyên viên tài chính tại một ngân hàng quốc tế ở quận 1, TP HCM - cũng từ chối cơ hội làm quản lý bộ phận. Bởi chị cho rằng công việc quản lý đòi hỏi phải làm việc muộn, tham gia họp cuối tuần và nhiều lúc không thể duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

Còn anh Lê Văn Quảng (SN 1984, quê Nghệ An), chuyên viên thiết kế đồ họa tại một công ty truyền thông ở TP Hà Nội, cũng quyết định từ chối cơ hội lên vị trí trưởng phòng sáng tạo, dù anh có hơn 15 năm kinh nghiệm và năng lực vượt trội. Theo anh Quảng, thành công với anh không phải là chức danh mà là sự hài lòng trong công việc và niềm vui sáng tạo. "Không phải ai cũng cần vươn lên vị trí quản lý để chứng tỏ giá trị bản thân mà có thể tìm thấy sự thỏa mãn trong công việc chuyên môn" - anh Quảng nói.

Cân bằng công việc và cuộc sống- Ảnh 1.

Nhiều người lao động không còn xem thăng tiến là mục tiêu duy nhất trong sự nghiệp của họ

Ngày nay, nhiều nhân viên tỏ ra ngần ngại trước cơ hội thăng tiến. Sự ngần ngại này phản ánh những yếu tố phức tạp như lo ngại về áp lực trách nhiệm, khả năng đáp ứng kỳ vọng trong vai trò mới và thiếu tự tin vào kỹ năng quản lý. Thêm vào đó, thăng tiến thường đi kèm với khối lượng công việc gia tăng, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng công việc - cuộc sống cá nhân.

Bà Lê Thị Đoan Trinh, Phó Tổng Giám đốc Khối Nhân lực Công ty CP Đầu tư Scommerce (quận Bình Thạnh, TP HCM), nhìn nhận hiện nhiều NLĐ không còn xem thăng tiến hay tăng lương là mục tiêu duy nhất trong sự nghiệp. Thay vào đó, họ chú trọng vào sự cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, đồng thời tìm kiếm công việc mang lại giá trị phát triển bản thân thực sự.

Bà Trinh khuyến nghị các nhà quản lý nhân sự cần thấu hiểu và tôn trọng quyết định của nhân viên. Doanh nghiệp có thể mở rộng cơ hội phát triển linh hoạt, chẳng hạn như đa dạng hóa các hình thức đãi ngộ, tạo cơ hội học hỏi qua các dự án chuyên môn, hỗ trợ xây dựng lộ trình nghề nghiệp dài hạn. Một môi trường làm việc tôn trọng sự cân bằng giữa công việc và đời sống sẽ giúp NLĐ gắn bó lâu dài với tổ chức.

Theo bà Ngô Mỹ Linh, Trưởng Phòng Marketing Công ty CP Adecco Việt Nam (quận 4, TP HCM), ngoài các giải pháp trên, việc đánh giá và phản hồi cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cần tạo cơ hội để nhân viên tự đánh giá tiến độ công việc và kỹ năng của mình. 

"Việc này không chỉ giúp nhân viên nhận thức rõ hơn về giá trị bản thân mà còn hỗ trợ họ lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp dài hạn. Sự tự nhận thức này sẽ giúp nhân viên cải thiện hiệu suất công việc, đồng thời thúc đẩy họ tự tin hơn khi đối diện với các cơ hội thăng tiến trong tương lai" - bà Linh nói.

Một khảo sát của The Harris Poll (một công ty nghiên cứu thị trường và phân tích của Mỹ) được thực hiện tại quốc gia này cho thấy có 61% NLĐ sinh từ năm 1981 - 1996 muốn chuyển sang vai trò quản lý vì mong muốn kiếm được thu nhập cao hơn và thăng tiến trong sự nghiệp. Trong khi thế hệ sinh từ năm 1997 - 2012 thường tiếp nhận các vị trí quản lý không phải vì tham vọng mà chủ yếu vì vị trí này bị bỏ trống và không có ai khác thay thế (chiếm 27%).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo