xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng bạc đãi người lao động!

Bài và ảnh: KHÁNH AN

Hành vi phủi ơn và cố tính xử ép người lao động chỉ khiến quan hệ lao động tại doanh nghiệp bất ổn

Mới đây, với lý do thu hẹp sản xuất, trưởng phòng nhân sự một doanh nghiệp (DN) tại quận Thủ Đức, TP HCM trình danh sách cắt giảm 20 lao động. Xem qua danh sách công nhân (CN) thuộc diện cắt giảm, tổng giám đốc người nước ngoài chất vấn: “Dù đã lớn tuổi nhưng họ gắn bó với công ty gần chục năm, lại là trụ cột trong gia đình. Đưa những CN này vào danh sách cắt giảm, anh có nghĩ đến cống hiến của họ cho DN, nhất là lúc khó khăn?”.

Đẩy công nhân ra đường

Thời điểm công ty thành lập, chính trưởng phòng nhân sự - lúc đó là quản lý sản xuất - đã mời số CN nêu trên vào làm việc. Tất cả đều có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.

“Những ngày đầu, nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của họ, công ty không thể vượt qua khó khăn và phát triển như hôm nay. Anh đẩy họ ra đường, chính tôi là người mất uy tín vì mang tiếng vắt chanh bỏ vỏ” - vị tổng giám đốc phân tích. Sự nhìn nhận có lý, có tình của tổng giám đốc khiến trưởng phòng nhân sự hiểu ra vấn đề và rút lại đề xuất cắt giảm lao động.

 

Đại diện LĐLĐ TP HCM và LĐLĐ huyện Củ Chi phối hợp giải quyết tranh chấp tại Công ty Carimax
Đại diện LĐLĐ TP HCM và LĐLĐ huyện Củ Chi phối hợp giải quyết tranh chấp tại Công ty Carimax

 

Không thấu tình đạt lý như vậy, ông V., giám đốc một công ty kinh doanh xếp dỡ ở một quận ven TP HCM, đã khiến nhiều CN bất bình. Khi mới thành lập công ty, ông V. cũng mời mọc hàng chục lao động về làm việc với chế độ tiền lương ưu đãi. Thế nhưng, khi đã ăn nên làm ra, ông lại quay lưng với số lao động này vì lý do họ đã lớn tuổi, không còn đủ sức làm việc nặng nhọc. Cùng lúc, công ty cũng thông báo tuyển CN mới.

Ấm ức vì bị đẩy ra đường, nhóm CN nêu trên làm đơn khiếu nại. Tham gia giải quyết khiếu nại, một cán bộ chuyên trách Công đoàn (CĐ) quận đã lựa lời phân tích và thuyết phục công ty nhận lại các CN nhưng ông V. nhất quyết không chấp thuận.

Không thể tùy tiện, áp đặt

“Rất nhiều vụ tranh chấp sẽ không xảy ra nếu DN xem xét sự việc một cách thấu đáo và tôn trọng ý kiến của CĐ” - ông Nguyễn Phi Hổ, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP HCM, phân tích.

Đơn cử là vụ việc tại công ty S. (100% vốn nước ngoài tại KCX Linh Trung I, TP HCM). Thấy 2 đồng nghiệp liên tục nói chuyện trong giờ làm, nóng lòng lo công việc bị đình trệ, một nữ CN là chị P. đã lên tiếng nhắc nhở. Lời qua tiếng lại, hai bên xảy ra xô xát nhẹ. Dù chưa tìm hiểu kỹ nguyên nhân, phòng nhân sự vẫn ra quyết định sa thải chị P. và 1 trong 2 nữ CN kia với lý do hành vi của họ “nguy hiểm, ảnh hưởng đến môi trường làm việc”.

Tại nhiều cuộc họp hòa giải, dù đại diện CĐ cơ sở đã đưa ra lý lẽ xác đáng, đồng thời khẳng định hình thức xử lý kỷ luật là sai song phía công ty vẫn phớt lờ. “Chúng tôi đã nói rõ nội quy lao động quy định hành vi của nhóm CN này chỉ bị xử lý ở mức khiển trách nhưng đại diện công ty vẫn bất chấp. Chúng tôi đang tập hợp hồ sơ để kiến nghị CĐ cấp trên hỗ trợ CN khởi kiện” - chủ tịch CĐ công ty cho biết.

Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, cho rằng quan hệ lao động chỉ ổn định khi mọi bức xúc của người lao động được DN xem xét và giải quyết thấu đáo. Nguyên tắc của giải quyết tranh chấp là phải thấu tình, đạt lý chứ không thể tùy tiện, áp đặt. Có như vậy, quan hệ lao động mới ổn định, lợi ích các bên mới hài hòa.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo