xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hóa giải nỗi ám ảnh mất việc

Bài và ảnh: MÂY TRINH

Quan tâm sức khỏe, đời sống, tinh thần cho nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp lấy lại niềm tin từ người lao động

Chưa bao giờ khái niệm an ninh công việc, bảo vệ người lao động (NLĐ) khỏi nguy cơ mất việc trước những biến động kinh tế được nhắc đến nhiều như thời gian gần đây. Bị cắt giảm hay sa thải trở thành nỗi lo thường trực của nhiều người đi làm. Thực tế này đang ảnh hưởng tới thị trường lao động toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Thấp thỏm lo mất việc

Khảo sát của Viện Nghiên cứu ADP (Mỹ) về lực lượng lao động toàn cầu năm 2023, cho thấy bảo đảm về công việc là một trong những mối quan tâm hàng đầu của NLĐ. Có 50% lao động trẻ lo lắng về nguy cơ mất việc, cao gấp đôi so với nhóm lao động trên 55 tuổi.

Tại Việt Nam, đại diện Công ty CP Anphabe (đơn vị tư vấn về nguồn nhân lực và thương hiệu tuyển dụng; quận 1, TP HCM), cho biết theo khảo sát chỉ số niềm tin của nhân viên sụt giảm mạnh, bởi sự biến động trong doanh nghiệp (DN) và thị trường lao động. Khi đọc những thông tin về cắt giảm, NLĐ e ngại và băn khoăn không biết bao giờ tới lượt mình. 

Kéo theo đó là tác động tiêu cực về động lực và tinh thần gắn kết của họ. Tại các DN đã và dự định cắt giảm nhân sự, chỉ số động lực chỉ còn 45% so với 71% toàn thị trường năm 2022. Ngay cả tại những DN không có sự biến động nhiều về nhân sự, mức độ gắn kết cũng giảm mạnh.

Còn theo báo cáo thực trạng ngành sản xuất năm 2023 vừa công bố của Navigos, 4 kỳ vọng chính của người đi làm hiện nay gồm: không cắt giảm lương; bảo đảm hợp đồng dài hạn; duy trì trợ cấp, phúc lợi và bảo đảm đủ số giờ làm việc.

Hóa giải nỗi ám ảnh mất việc - Ảnh 2.

Các hoạt động gắn kết là một cách được nhiều doanh nghiệp áp dụng để xây dựng đội ngũ đoàn kết

Phỏng vấn nhanh nhiều lao động đang làm việc cho thấy, hiện nỗi lo mất việc thường xuyên hơn những năm trước. Anh Đoàn Thế Lâm (29 tuổi, quê Phú Yên) cũng ở trong tình cảnh tương tự. Anh Lâm đang là nhân viên hành chính nhân sự cho một công ty xây dựng tại quận 7, TP HCM. Thời gian qua, tình hình ngành xây dựng kém khả quan, nhiều DN giảm lao động nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn cố gắng giữ việc cho nhân viên. 

Nhưng gần đây quá trình tìm kiếm dự án mới khó khăn, công ty bắt đầu tính thu hẹp quy mô hoạt động. Điều đó khiến anh Lâm thấp thỏm lo lắng. "Có một số đồng nghiệp được lãnh đạo gặp trao đổi thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, nên tôi không biết mình sẽ bị cho nghỉ lúc nào" - anh Lâm bày tỏ.

Lắng nghe và chia sẻ

Bà Trần Thị Minh Huệ, Trưởng Phòng Thiết kế chương trình đào tạo - Học viện Văn hóa DN và Trải nghiệm nhân viên ACEX JSC (TP Hà Nội), cho rằng nhân viên sẽ mất niềm tin khi sự ổn định và cam kết việc làm dài hạn của DN không được bảo đảm. Điều này có thể đưa tới tâm lý hoang mang, giảm sự tập trung và hiệu suất làm việc.

Muốn củng cố niềm tin cho NLĐ, DN cần chú trọng phát triển và xây dựng trải nghiệm nhân viên tích cực. Bắt đầu bằng việc xác định giá trị cốt lõi, phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của công ty. Trên cơ sở đó, thiết lập mục tiêu trong từng giai đoạn, tập trung nguồn lực, lan tỏa thông điệp tới từng cá nhân. 

Bên cạnh thực hiện khảo sát trải nghiệm nhân viên, DN có thể xây dựng kênh thông tin mở, kết nối với NLĐ. Đặc biệt, đội ngũ quản lý, lãnh đạo cần nâng cao kỹ năng tạo động lực, gắn kết và lắng nghe thấu cảm. Chỉ khi nhân viên cảm thấy an toàn, được lắng nghe và ghi nhận thì họ mới sẵn sàng san sẻ.

"Việc xây dựng chiến lược hành động cụ thể, tạo dựng niềm tin cho đội ngũ cần được thể hiện trong các cam kết của lãnh đạo, gắn liền với cơ chế chính sách và đãi ngộ. Nhất là thể hiện trong các quy trình, cách thức tương tác của quản lý với nhân viên, hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển cá nhân thông qua đào tạo, thăng tiến nghề nghiệp và cơ hội thử thách" - bà Huệ nhấn mạnh.

Ở góc độ DN, ông Võ Nguyên Hưng, Giám đốc Nhân sự Công ty TNHH Ipsos (quận 3, TP HCM), cho biết để giúp NLĐ vượt qua khủng hoảng, ngoài tổ chức các hội thảo về kiểm soát lo âu và cảm xúc, ảnh hưởng của thái độ đến cuộc sống, công việc, Ipsos còn kết hợp với đối tác chuyên ngành cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí 24/7 về tâm lý, pháp lý, tài chính cho NLĐ. 

Bên cạnh đó, công ty cũng xây dựng không gian làm việc thoải mái và mở, thời gian làm việc linh hoạt cũng được đề cao. "Khi nhân viên duy trì niềm tin bền vững với DN, sẽ có nhiều tác động tích cực. Trong đó, sự gắn bó của NLĐ là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận tăng, tỉ lệ nhân viên thôi việc thấp" - ông Hưng nói.

Bà THANH NGUYỄN, CEO Công ty CP Anphabe:

Người "ở lại" áp lực hơn người "ra đi"

Hệ lụy của thị trường lao động khi cơn "bão" sa thải quét qua là môi trường làm việc trở nên vô cùng áp lực. Theo khảo sát, có 31% NLĐ đang làm việc tại DN có cắt giảm lao động bị stress từ thường xuyên đến rất thường xuyên. Điều này cho thấy người bị cắt giảm có thể trải qua giai đoạn khó khăn, hụt hẫng nhưng áp lực lớn vẫn là những người được DN giữ lại, vì phải gồng gánh nhiều việc và buộc phải thành công hơn.

H.Đào

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo