Thực tế không phải lao động nào cũng nắm chắc các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi cho mình như: trợ cấp thôi việc, mất việc làm… mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm trả cho mình.
9 trường hợp được nhận trợ cấp thôi việc
Khoản 1, điều 48 Bộ Luật Lao động năm 2012 liệt kê 9 trường hợp người lao động (NLĐ) được nhận trợ cấp thôi việc như sau: Hết hạn hợp đồng lao động (HĐLĐ); Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ; Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ; NLĐ bị tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án; NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ; NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ; NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.
9 trường hợp được nhận trợ cấp thôi việc
Tuy nhiên, để nhận được khoản trợ cấp này, người lao động phải làm việc thực tế cho người sử dụng lao động ít nhất là 12 tháng.
Chưa chấm dứt hợp đồng có được nhận trợ cấp thôi việc?
Trợ cấp thôi việc như một "phần thưởng" của NSDLĐ dành cho NLĐ sau một thời gian gắn bó làm việc. Tuy nhiên, "phần thưởng" này có thể thưởng bất cứ lúc nào?
Theo quy định của pháp luật, cụ thể khoản 1, điều 48 Bộ Luật Lao động nêu rõ: Khi HĐLĐ chấm dứt theo khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10, điều 36 của Bộ luật này (các trường hợp đã nêu ở trên) mà có thời gian làm việc thực tế nhiều hơn thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương.
Điều này đồng nghĩa với việc, chỉ khi HĐLĐ chấm dứt, quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ kết thúc thì NLĐ mới được nhận trợ cấp thôi việc.
Mọi hành vi thỏa thuận để nhận trợ cấp khi vẫn tiếp tục làm việc hoặc trả trước trợ cấp thôi việc để buộc NLĐ thôi việc… đều bị coi là trái pháp luật.
Bình luận (0)