xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm thêm nhiều quá, thời gian đâu để... sống!

Theo LÊ AN NHIÊN (BÁO LAO ĐỘNG)

Dự kiến, tháng 3 này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) sẽ trình cơ quan thẩm tra Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tháng 4 sẽ trình Quốc hội về dự luật sửa đổi Bộ Luật Lao động 2012. Theo đó, thời gian làm thêm dự kiến sẽ tăng lên gấp 3 lần, tức 600 giờ/năm.

Trước đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng, làm thêm quá nhiều, công nhân (CN) không có thời gian để… sống!

Còn trẻ, có sức nên ham!

Ngày 28 Tết vừa qua, trong chuyến xe mùa xuân tiễn CN về quê ăn Tết, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương Nguyễn Ngọc Sơn ra tận xe thăm hỏi CN. Trao đổi với một nhóm CN quê ở Thanh Hóa, ông Nguyễn Ngọc Sơn đặt câu hỏi: “Sắp tới, khi Bộ Luật Lao động sửa đổi, giờ làm thêm của người lao động (NLĐ) được đề nghị tăng thêm 600 giờ, nghĩa là gấp 3 lần quy định hiện nay. Anh chị em mình thấy sao?”.

Nhóm trao đổi, nói chuyện có hơn chục người, trong đó có 4 CN trẻ, tuổi từ 20-25, một số đã ngoài 35, có gia đình. Câu trả lời cũng được phân thành 2 luồng rõ rệt. Một nữ CN 25 tuổi lên tiếng: “Tăng lên 1.000 giờ cũng được. Phải làm thì mới có tiền nhiều. Lương hiện tại thấp quá, không tăng ca, không đủ sống”. Một nam CN khác bày tỏ đồng tình: “Em thấy tăng lên 600 giờ cũng hợp lý”. Nam CN giải thích: “Ở chỗ em làm việc, mỗi năm tăng ca còn hơn cả 1.000 giờ. Phải tăng ca như vậy thì mới có tiền. Tháng nào không được tăng ca là tháng đó lương thấp”.

img

“Vậy ngoài giờ làm việc, anh chị em làm gì?” – Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương Nguyễn Ngọc Sơn hỏi tiếp. “Chẳng làm gì cả ạ. Có thời gian đâu mà làm gì. Sáng sớm tới nhà xưởng, về tới nhà đã 9-10 giờ đêm. Ăn còn không có thời gian để ăn thì thời gian đâu đi chơi”. Ông Nguyễn Ngọc Sơn đặt tiếp câu hỏi: “Vậy anh chị em tăng ca là vì muốn được làm việc hay tăng ca vì lương thấp quá?”. Tất cả các CN đồng thanh: “Lương thấp quá ạ. Chứ lương đủ sống, không ai muốn tăng ca cả”. Một nam CN 35 tuổi chia sẻ: “Bây giờ có sức khỏe, các em thấy háo hức, phí sức mình vậy thôi. Khi sang tuổi 30, mình sẽ không tài nào theo nổi nếu Cty cứ yêu cầu tăng ca đến cả ngàn giờ mỗi năm. Bây giờ mình còn trẻ, còn khỏe, mình ủng hộ tăng giờ làm thêm lên gấp 3, gấp 4 lần. Mình cố sức làm mà không có thời gian để nghỉ ngơi thì chính mình vắt kiệt sức mình, làm giảm tuổi thọ lao động của chính mình, đến khi các em bằng tuổi các anh, sẽ thấy mình cố sống cố chết làm khi mình 20 tuổi là sai lầm”.

Cần có thời gian để… sống!

Trước chia sẻ của đàn anh, một nữ CN thật tình thú nhận: “Chính xác là với thời gian làm việc như hiện nay, tụi em không có thời gian để… sống!”. Chị kể, vì phòng trọ hơi xa công ty nên chị phải dậy sớm. 6 giờ sáng chị ra khỏi nhà, tới nhà xưởng. 7 giờ vào việc nên 7 giờ kém 15 phút, chị phải có mặt để điểm dấu vân tay, ngồi yên vị trí. Làm việc tới 12 giờ trưa thì được nghỉ 1 giờ đồng hồ. 13 giờ bắt tay vào việc. Hôm nào cũng tăng ca tới 20-21 giờ. Về tới nhà đã khuya, ăn uống sơ sài rồi đi ngủ. Sáng mai lại dậy sớm… Cứ như vậy suốt tuần. Có khi cả tuần không biết bên ngoài phòng trọ có gì thay đổi. 22 tuổi mà chị và các đồng nghiệp của mình không có một mảnh tình vắt vai.

“Đấy là những CN độc thân, còn những CN may mắn có một gia đình, việc tăng ca thường xuyên còn ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, đặc biệt là nuôi dạy con cái. Có những gia đình rạn nứt vì vợ hoặc chồng tăng ca suốt ngày đêm. Chồng, vợ hiểu cho thì đỡ nếu không còn nảy sinh ghen tuông, hờn trách. Con không ai chăm sóc, đưa đón. Phải gửi về quê với ông bà, con cái lớn lên thiếu thốn tình cảm gia đình, nghĩ đến thương lắm” – một nữ CN quê Thanh Hóa, lập gia đình 5 năm, làm việc tại Bình Dương, chia sẻ.

“Đã xác định đi làm, ai cũng muốn làm được nhiều tiền nhưng cần hiểu cái nào là quan trọng nhất đối với mỗi con người. Với tôi, quan trọng nhất là sức khỏe. Có sức khỏe mình mới có khả năng làm việc đến 60 tuổi, có sức khỏe mới lo được cho gia đình mình. Đi làm là kiếm tiền để sống chứ không phải đi làm kiếm tiền để ngắm rồi sức khỏe xuống dốc” – một nam CN chia sẻ.

Muốn tăng thời gian làm thêm, doanh nghiệp phải trả thêm nhiều tiền

Chia sẻ về lý do một số đồng nghiệp của mình muốn tăng thời gian làm thêm, chị Trần Thị Phượng - CN Công ty TNHH Domex (KCX Linh Trung, TPHCM) cho rằng, các CN mong muốn tăng thời gian làm thêm cơ bản vì cuộc sống quá bức bách, lương cơ bản thấp, nếu không tăng ca, thu nhập sẽ không đủ sống. “Cái căn bản nhất là tăng lương cơ bản cho CN, lương tối thiểu phải đảm bảo được nhu cầu sống tổi thiểu của NLĐ. Sau đó, các DN thay đổi, cải tiến máy móc để tăng năng suất lao động. Chứ cứ trông chờ vào sức của CN thì không thể nào khá được. Tôi nghĩ, làm ít mà chất lượng còn hơn làm nhiều mà kém chất lượng, phí sức” – chị Phượng chia sẻ.

Ông Trần Văn Triều – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật (LĐLĐ TP HCM) cho rằng: Có một thực tế phải thừa nhận nhiều công ty yêu cầu CN tăng ca đến 1.000 giờ mỗi năm, các công ty có hai bảng lương, một bảng lương đối phó với cơ quan chức năng khi kiểm tra, một bảng ghi thực thời gian làm việc của NLĐ. Nhiều NLĐ biết công ty vi phạm pháp luật nhưng vẫn chấp nhận tăng ca vì thực tế, lương cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu sống căn bản của họ.

“Thực trạng DN tăng ca quá 200 giờ diễn ra phổ biến, đề xuất tăng thời gian tăng ca lên 600 giờ là để hợp thức hóa việc đó. Tuy nhiên, cần phải tính đến sức khỏe của NLĐ, tiền lương hiện nay. Theo tôi, song song với việc tăng giờ làm thêm thì cần tăng tiền lương thời gian làm thêm. Ví dụ, giờ đầu tiên của thời gian làm thêm được tính bằng 200% tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường thì giờ thứ hai tăng lên 300% tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường; sau đó giờ thứ ba, thư tư lần lượt tăng lên 400%, 500%... Nếu anh thấy cần thiết phải tăng ca thì anh cứ cho tăng ca nhưng lương CN phải trả theo đúng mức như vậy. Còn không, khi DN có nhu cầu sản xuất cao, anh nên tuyển thêm nhân công hoặc cải tiến sản xuất…” – ông Triều chia sẻ.

Bộ Luật Lao Động 2012 quy định giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Nếu làm việc theo tuần thì tổng giờ làm bình thường và làm thêm không quá 12 giờ một ngày, không quá 30 giờ mỗi tháng và không vượt quá 200 giờ mỗi năm, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ. Sau mỗi đợt làm thêm tối đa liên tục 7 ngày trong tháng, chủ doanh nghiệp phải bố trí để người lao động được nghỉ bù thời gian không được nghỉ. Nếu không cho nghỉ bù đủ thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Luật lao động. Về dự thảo tăng giờ làm thêm lên gấp ba, Bộ LĐ-TB-XH dự kiến tháng 3 sẽ trình cơ quan thẩm tra Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tháng 4 sẽ trình Quốc hội về dự luật

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo