xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đau đầu đóng - hưởng bảo hiểm

Bài và ảnh: MAI CHI

Dù đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã được Luật BHXH nêu rõ, song vẫn khiến doanh nghiệp băn khoăn trong quá trình thực hiện

Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, người lao động (NLĐ) làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, nhiều tình huống phát sinh trong thực tiễn khiến doanh nghiệp (DN) bối rối khi xác định đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Lúng túng xác định quan hệ lao động

Tại buổi đối thoại với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM vừa qua, đại diện Công ty TNHH Expeditors Việt Nam cho biết có nhận một số sinh viên đang học năm 3, năm 4 của các trường ĐH vào thực tập. Trong thời gian thực tập, dù chưa ký HĐLĐ nhưng sinh viên vẫn được công ty hỗ trợ một khoản phụ cấp.

Cán bộ BHXH quận Tân Bình, TP HCM giải đáp chính sách BHXH cho người lao động

Cán bộ BHXH quận Tân Bình, TP HCM giải đáp chính sách BHXH cho người lao động

Theo quy định của Bộ Luật Lao động (BLLĐ), trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là HĐLĐ. Mặt khác, theo Luật BHXH, nếu đã giao kết HĐLĐ từ 1 tháng trở lên thì phải tham gia BHXH. "Trong trường hợp này, giữa DN và sinh viên thực tập có được coi là đã xác lập HĐLĐ và tham gia BHXH không?" - đại diện DN thắc mắc.

Giải đáp vấn đề trên, ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - BHXH Sở LĐ-TB-XH TP, cho rằng tại điều 3 BLLĐ có nêu rõ các khái niệm về NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và quan hệ lao động. DN đối chiếu các quy định này để xác định mối quan hệ với thực tập sinh. 

Nếu bản chất đó là việc làm có trả công, tiền lương và có sự quản lý, điều hành, giám sát của DN thì phải giao kết HĐLĐ. Còn nếu chỉ đơn thuần là DN tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu công việc, môi trường làm việc; chưa phát sinh việc giao việc, trả tiền lương, tiền công, chỉ có khoản hỗ trợ theo chính sách riêng của DN cho đối tượng này; thực tập sinh cũng không chịu sự quản lý, giám sát của DN thì chưa hội đủ yếu tố của quan hệ lao động nên sẽ không phải giao kết HĐLĐ, đóng BHXH.

Cũng liên quan đến việc giao kết HĐLĐ, đại diện DN khác nêu tình huống: "Trường hợp người đại diện pháp luật vừa là chủ sở hữu và tổng giám đốc công ty thì người này có được tự ký HĐLĐ, trả lương và tham gia BHXH cho chính mình không?". Đại diện Sở LĐ-TB-XH TP cho rằng trong trường hợp này cần căn cứ điều lệ của công ty để xác định chức danh tổng giám đốc có nằm trong hệ thống chức danh công việc của DN và được trả lương theo thang bảng lương hay không, từ đó thực hiện giao kết HĐLĐ. 

"Trường hợp công ty không ký HĐLĐ với tổng giám đốc nhưng trong điều lệ có quy định những thành viên điều hành được trả lương và tổng giám đốc có tên trong danh sách trả lương được quyết toán thì phải đóng BHXH" - đại diện Sở LĐ-TB-XH TP" - cho hay.

Giải thích chung chung

Thời gian qua, không ít trường hợp NLĐ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) sau đó bị cơ quan BHXH truy thu do hưởng sai quy định. Một trong những lý do bị truy thu là NLĐ hưởng TCTN khi đã có việc làm mới.

Trên Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐ-TB-XH, ông Trần Văn Thao (người đang hưởng TCTN )trình bày trong thời gian nhận TCTN, ông đã tìm được việc làm mới. Trong thời gian thử việc 2 tháng, ông Thao vẫn nhận TCTN. Khi hết hạn thử việc, do ông chưa đạt yêu cầu công việc nên công ty không ký HĐLĐ mà ký hợp đồng đào tạo (2,5 tháng), hưởng 85% lương, không tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). 

Sau đào tạo, nếu ông đạt yêu cầu thì sẽ được ký HĐLĐ chính thức, đóng BHXH, nếu không sẽ nghỉ việc. Tuy nhiên, phía Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL), nơi ông Thao đăng ký hưởng TCTN, thông báo ông không đủ điều kiện nhận TCTN trong thời gian ký hợp đồng đào tạo, mặc dù thời gian hưởng vẫn còn. 

Lý do là theo BLLĐ dù 2 bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là HĐLĐ. "Nhưng theo điều 15 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ thì tôi chưa được coi là có việc làm. Vậy trường hợp của tôi có được hay không được hưởng TCTN trong thời gian thực hiện hợp đồng đào tạo?" - ông Thao băn khoăn.

Về trường hợp này, Bộ LĐ-TB-XH đã có phản hồi, song khá chung chung khiến NLĐ chưa thỏa mãn. Theo Bộ LĐ-TB-XH, tại điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 9 điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định NLĐ được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp: Đã giao kết hợp đồng làm việc (HĐLV), HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên; có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết HĐLĐ hoặc HĐLV; có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp NLĐ là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp NLĐ là chủ DN; NLĐ thông báo đã có việc làm cho Trung tâm DVVL. 

Trường hợp ký hợp đồng thử việc thì sau khi hết thời gian thử việc, NLĐ được giao kết HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng trở lên sẽ thực hiện thủ tục chấm dứt hưởng BHTN. Khi đó NLĐ được bảo lưu thời gian đóng BHTN làm căn cứ để tính thời gian hưởng TCTN cho lần tiếp theo. 

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có việc làm, NLĐ phải thông báo với Trung tâm DVVL nơi đang hưởng TCTN và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng TCTN theo quy định tại khoản 9 điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP. Cùng với đó, Bộ đề nghị ông Thao liên hệ Trung tâm DVVL nơi nộp hồ sơ hoặc liên hệ với tổng đài dịch vụ công quốc gia để được hỗ trợ, giải đáp. 

Có thể hưởng TCTN và đóng BHXH trong cùng một tháng

Liên quan đến thắc mắc của NLĐ về việc giao kết HĐLĐ và tham gia lại BHXH bắt buộc trong cùng tháng hưởng TCTN có phạm luật hay không, BHXH Việt Nam cho biết theo quy định hiện hành, NLĐ chấm dứt hưởng TCTN khi có việc làm. Mặt khác, tại khoản 4 điều 21 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định NLĐ bị chấm dứt hưởng TCTN vào những ngày của tháng đang TCTN thì vẫn được hưởng TCTN của cả tháng đó. Như vậy, NLĐ có thể hưởng TCTN và đóng BHXH trong cùng một tháng. Tuy nhiên, BHXH Việt Nam lưu ý thêm trường hợp trong tháng đó NLĐ không làm việc, không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì không đóng BHXH.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo