xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải biết mình đang mắc kẹt ở đâu

Bài và ảnh: GIANG NAM

Với những ai đang gặp khó khăn trong công việc thì phải tìm hiểu hòng biết mình đang mắc kẹt ở đâu để lập tức hóa giải

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với internet và trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ, đòi hỏi người lao động (NLĐ) phải có trình độ, kỹ năng số, khả năng thích ứng mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Nhưng nhiều NLĐ vẫn loay hoay chưa tìm được hướng đi.

Vòng luẩn quẩn

Trong căn phòng trọ chật hẹp ở quận 12 (TP HCM), chị Nguyễn Thị Lưu (45 tuổi) vừa nấu cơm tối vừa kèm con gái học lớp 1 đánh vần. Ly dị đã 4 năm, nên một ngày của chị là cuộc chạy đua. 5 giờ dậy nấu đồ ăn sáng cho con rồi đưa đến trường, chạy đến công ty để kịp vào ca lúc 7 giờ. 17 giờ tan ca, rồi ghé đón con. Về là nấu nướng, dọn dẹp đến 22 giờ mới ngủ.

Có con nhỏ, không thể tăng ca nên thu nhập của chị khoảng 8,5 triệu/tháng, dù chi tiêu dè sẻn nhưng cũng thiếu trước hụt sau. Chị kể lúc vào TP HCM mới 22 tuổi, trẻ khỏe nhưng không định hướng được tương lai nên cứ làm công nhân từ Đồng Nai, Bình Dương, có khi đi Bình Phước làm hạt điều. 

Đến năm 2018, chị lên TP HCM lấy chồng, sinh con, vợ chồng bỏ nhau chị mới đi làm lại. "Thật ra lúc lên TP HCM tôi tính đi học nghề bếp nhưng cứ chần chừ nên khi ba bé bỏ đi thì tôi sụp đổ, làm lại từ đầu. Giờ lớn tuổi, con còn nhỏ nên cứ làm, chấp nhận cuộc sống như vầy thôi" - chị Lưu bộc bạch.

Phải biết mình đang mắc kẹt ở đâu- Ảnh 1.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh tự đào tạo để bảo đảm nguồn nhân lực

Hơn 20 năm làm nghề sơn ô tô, anh Vũ Đức H. (48 tuổi; ngụ Hóc Môn, TP HCM) được giới chuyên môn đánh giá rất cao về phục chế xe nhưng kinh tế gia đình anh lúc nào cũng khó khăn. Kỹ thuật của anh khiến nhiều garage săn đón với mức lương hấp dẫn nhưng không nơi nào giữ chân anh được quá 2 năm. Lý do không phải vì tay nghề, mà bởi tính cách của anh thích thì làm, chán thì nghỉ.

Ông Hứa Thanh Bình, chủ một garage lớn ở quận Tân Phú (TP HCM), vừa tiếc nuối vừa bực mình khi nhắc đến anh H.: "Anh ấy sơn xe đẹp bậc nhất nhưng làm việc kiểu "bất chợt" quá! Có hôm đang dở việc, sáng hôm sau gọi điện thì khóa máy. Khách hàng gấp, tôi chỉ biết bó tay".

Anh H. tâm sự rằng bạn bè đều thành đạt, vợ con được chăm lo tốt, trong khi anh vẫn bấp bênh, thu nhập theo ngày nên rất áp lực khi đối diện với hoàn cảnh thực tại. Hiện vợ chồng anh và 2 con nhỏ vẫn đang ở trọ, đôi khi còn không đủ trả tiền thuê. "Thật sự tôi thấy mình kém và hay nản nên tìm đến bia rượu. Bởi đã lớn tuổi mà suốt ngày bị quản lý nói nặng, nhẹ cũng ấm ức, vì vậy tôi hay nghỉ ngang. Nhiều lần muốn bỏ hết về quê nhưng không tự tin" - anh H. bày tỏ.

Bài học từ thực tiễn

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính đến cuối năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 53 triệu người, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,9%. Đáng chú ý, tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2024 đạt 69%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 28,3%.

Nhiều chuyên gia cho rằng tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ còn khiêm tốn cho thấy phần lớn lao động được đào tạo ngắn hạn, sơ cấp, thiếu lao động có kỹ năng chuyên sâu. Bộc lộ thực trạng "đào tạo đại trà" nhưng không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. 

TS Nguyễn Thụy Vũ, Viện trưởng Viện Đào tạo và Nâng cao TP HCM, cho rằng thị trường lao động Việt Nam đang có tiến bộ về số lượng đào tạo nhưng chất lượng vẫn là điểm nghẽn. Nếu không cải thiện tỉ lệ lao động có kỹ năng chuyên môn thực sự, khó có thể nâng cao năng suất và thu nhập bình quân.

Theo TS Vũ, NLĐ cần chủ động hơn trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi nhanh và đòi hỏi ngày càng cao. Với những ai đang gặp khó khăn khi công việc không phù hợp, thu nhập chưa cao… thì phải tìm hiểu nguyên nhân mình đang kẹt ở đâu? "Qua đó, thay đổi tư duy, định vị lại bản thân và tìm hướng đi mới. Không phân biệt tuổi tác, miễn là còn trong độ tuổi lao động, sức khỏe, NLĐ học lấy một nghề phù hợp với thế mạnh của mình" - TS Vũ khuyên. 

Ngoài ra, NLĐ cũng cần có chiến lược "2 chân" như: duy trì công việc cũ để bảo đảm thu nhập; tìm việc bán thời gian hoặc tự do khác trong ngành mới. Chẳng hạn thợ sửa xe chuyển sang bán phụ tùng online, học thêm kỹ năng bán hàng và xây kênh mạng xã hội để có thêm thu nhập.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lê Văn Thanh nhấn mạnh kỹ năng thấp chính là "rào cản" đối với NLĐ Việt Nam trong thị trường việc làm 4.0. Do vậy, Bộ Nội vụ đang tham mưu Chính phủ nhiều giải pháp nâng cao kỹ năng cho NLĐ, tạo điều kiện cho họ tham gia vào chuỗi cung ứng nhân lực toàn cầu. Bên cạnh đó, đòi hỏi hệ thống giáo dục nghề nghiệp Việt Nam phải thay đổi mạnh mẽ. 

Hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư TP HCM vừa ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm Đào tạo kỹ năng công nghệ cao đạt chuẩn quốc tế. Trung tâm dự kiến đặt tại Khu Công nghệ cao, tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành mũi nhọn như tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, với sự hợp tác của các tập đoàn Microsoft, VMWare, PTC, Sonion.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo