xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phạm Thận Duật trong dòng chảy lịch sử

Bài và ảnh: YẾN ANH

"Phạm Thận Duật trong dòng chảy lịch sử" là công trình mang ý nghĩa tổng kết thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân vật Phạm Thận Duật nhằm làm rõ thân thế, sự nghiệp, đóng góp của ông đối với lịch sử Việt Nam

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thế kỷ XIX là thời kỳ đầy biến động. Phạm Thận Duật là một trong những nhân vật đã để lại dấu ấn không nhỏ trong thời kỳ lịch sử đó.

Cuộc đời gắn với phận nước

Phạm Thận Duật (1825-1885) là một vị quan thanh liêm, một nhà chính trị vì nước vì dân, một nghĩa sĩ Cần Vương chống Pháp, một nhà thơ, nhà văn, một nhà văn hóa đa diện - theo đánh giá của cố GS Phan Huy Lê.

Trong quá trình làm quan hơn ba thập niên, ông đã trải qua nhiều cương vị từ cấp địa phương tới trung ương, đảm nhiệm vai trò trên nhiều vị trí từ quản lý đường biên, xây dựng hệ thống giám sát thuế khóa, nhân khẩu, điều hành mạng lưới hành chính cấp tỉnh, phái viên của hoàng đế đảm trách tu bổ đê điều, tiễu phỉ, giám sát, thưởng phạt quan lại, tổ chức hệ thống phòng thủ, thương thảo các hiệp ước ngoại giao và gánh vác trách nhiệm của sứ đoàn cuối cùng của thế giới "chư hầu thiên triều" tìm kiếm giải pháp cho nền độc lập của Việt Nam trước khi quan hệ quốc tế Đông Á chuyển giao sang một chương mới.

Phạm Thận Duật trong dòng chảy lịch sử- Ảnh 1.

Tập sách “Phạm Thận Duật trong dòng chảy lịch sử”

GS Vũ Minh Giang nhận định cuộc đời của Phạm Thận Duật phản ánh chính phương thức ứng phó và số phận của Việt Nam trước các thách thức thời đại, bởi ông thường xuyên xuất hiện tại các điểm nóng, đảm nhiệm các vị trí hành chính, chính trị, tri thức, ngoại giao... hàng đầu.

Tuy nhiên, theo GS Vũ Minh Giang, trong một thời gian dài, bức tranh lịch sử thế kỷ XIX chủ yếu được tái hiện thông qua góc nhìn lịch sử chính trị quân sự của vương triều mà đại diện là các ông vua. Hệ quả là cuộc sống sinh động và đa dạng của quá khứ bị lãng quên, trong đó có số phận của nhiều nhân vật lịch sử, những người tham dự trực tiếp vào các biến cố trọng yếu của dân tộc trên nhiều phương diện, từ chính trị, ngoại giao, quân sự tới văn hóa, giáo dục, khoa học và tri thức... nhưng vì nhiều lý do mà hoạt động và vai trò của họ chưa được nhận thức đúng mức.

Mặt khác, nhà Nguyễn từng bị xem là một triều đại phong kiến phản động, bán nước nên hầu hết những gì được tạo ra bởi triều Nguyễn và những nhân vật từng phục vụ trong hệ thống chính quyền đều khó tránh khỏi những đánh giá mang tính định kiến trong các bộ sách lịch sử thời hiện đại. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhận thức lịch sử cũng ngày càng khách quan và khoa học hơn. Nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử đã được đánh giá, nhìn nhận theo quan điểm mới.

Đánh giá lại nhân vật lịch sử Phạm Thận Duật

Theo PGS-TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cuốn sách dày 600 trang về Phạm Thận Duật chính một trong những ví dụ sống động cho sự chuyển đổi và phát triển theo hướng ngày càng cởi mở, cập nhật và khai phóng của giới sử học. "Cuốn sách tập hợp nghiên cứu mới nhất của các học giả trong nước và quốc tế về danh nhân Phạm Thận Duật, một sĩ phu yêu nước, một nhà văn hóa đa diện, người góp phần khởi động phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX.

Từ chỗ bị gắn với định kiến một chiều về một ông quan trọng thần trong triều đình "bán nước", những nghiên cứu đầu tiên được xuất bản trong tinh thần đổi mới về danh nhân Phạm Thận Duật kể từ năm 1989 đã khởi đầu cho một hành trình dài trên 3 thập niên lần lượt làm rõ về nhân cách, cuộc đời, sự nghiệp và cả sự hy sinh bi hùng của một trí thức yêu nước mà tài năng và cống hiến trải dài trong nhiều lĩnh vực, để lại nhiều bài học còn vẹn nguyên tính thời sự cho một xã hội sau ông gần 200 năm.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng quá trình đổi mới từ năm 1986 đã cởi trói cho nhận thức lịch sử, đặc biệt là đưa lại những góc nhìn mới cho thời kỳ lịch sử đầy hấp dẫn, nhưng cũng đầy các vấn đề bị trùm phủ sau bức màn định kiến. Dù chúng ta không quên số phận của những ông vua yêu nước như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân và những ông quan như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, nhưng thái độ và cái nhìn với triều đình Huế, nhất là giới quan lại, vẫn chứa đựng rất nhiều định kiến. Ông cũng nhấn mạnh quá trình nhận thức, tái nhận thức về nhân vật lịch sử Phạm Thận Duật và định vị vai trò lịch sử của ông giữa các dòng chảy thờ đại mới chỉ bắt đầu. Con đường nhận thức sẽ còn rất dài và chúng ta còn phát hiện nhiều điều tốt đẹp, thú vị mà Phạm Thận Duật và thế hệ của ông, những người sống trong một thời kỳ lịch sử đầy thử thách.

"Đất nước chúng ta đang trải qua nhiều thử thách lớn. Nhiều vấn đề quốc nội đang đặt ra cấp thiết, đặc biệt là trong đội ngũ những người lãnh đạo. Tấm gương của những sĩ phu, quan lại trong lịch sử có ý nghĩa rất lớn vì chúng ta đang xây dựng hình mẫu con người phù hợp với thời kỳ phát triển hiện nay, hội nhập với phát triển thế giới nhưng vẫn giữ được cốt cách, truyền thống mà chúng ta vốn có. Chính vì điều đó, tôi nghĩ rằng những người như Phạm Thận Duật và nhiều nhân vật lịch sử mà chúng ta đề cập đang rất gần với đời sống ngày nay" - nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định. 

Nhà sử học, danh nhân văn hóa

Phạm Thận Duật (1825 - 1885) là người thôn Yên Mô Thượng, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông đỗ cử nhân năm 1850 và nhậm chức Giáo thụ phủ Đoan Hùng rồi làm Tri châu Tuần Giáo.

Phạm Thận Duật đã đảm nhiệm nhiều trọng trách trong các lĩnh vực đa dạng, từ chính trị, kinh tế, thủy lợi đến ngoại giao hay quốc phòng.

Ông từng giữ chức Phó tổng tài Quốc sử quán Triều Nguyễn, được vua Tự Đức giao trọng trách tổng duyệt bộ quốc sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bộ sử chính thức của triều đại nhà Nguyễn và phụ trách chỉnh sửa bộ Đại Nam thực lục - đệ tứ kỷ.

Năm 1885, Pháp đánh chiếm kinh thành Huế. Là một nhân vật chủ chiến, ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị. Nhận lệnh của vua Hàm Nghi, ông thảo Chiếu Cần Vương kêu gọi các sĩ phu và nhân dân đứng lên chống Pháp.

Lĩnh chức Khâm sai đại thần ra Bắc để chiêu tập nghĩa sĩ Cần Vương, ông bị Pháp bắt đưa đi tù ở Côn Đảo. Ngày 29-11-1885, trên đường từ Côn Đảo đến đảo Tahiti, ông đã hy sinh trên đường đi đày.

Là nhà sử học tài năng, Phạm Thận Duật được đích thân vua Tự Đức giao trọng trách chỉnh sửa phần "Dực Tông Anh hoàng đế thực lục chính biên" trong bộ "Đại Nam thực lục - đệ tứ kỷ".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo