xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức hút từ Nhật Bản

Bài và ảnh: TRUNG NAM

Ngoài thu nhập ổn định, nhiều công việc để lựa chọn, lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc còn có cơ hội phát triển sự nghiệp sau này

Trong tổng số 89.874 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc 7 tháng đầu năm 2024, có 45.425 người chọn đến Nhật Bản. Điều đó cho thấy sức hút của thị trường Nhật Bản vẫn rất mạnh với người lao động (NLĐ) Việt Nam.

Môi trường làm việc lý tưởng

Dù được gia đình định hướng sang châu Âu học nghề để có cơ hội làm việc lâu dài nhưng Vũ Hồng Ngân (22 tuổi, quê Bình Phước) lại chọn sang Nhật Bản theo diện thực tập sinh. Dù mới chỉ bắt đầu công việc được hơn 3 tháng nhưng Ngân khẳng định sự lựa chọn của mình là đúng hướng.

Theo Ngân, vì chưa có trình độ tay nghề nên chọn sang Nhật Bản làm thực tập sinh để học tập và rèn luyện công việc trong ngành dịch vụ nhà hàng - khách sạn mà mình yêu thích. "Đất nước Nhật Bản phát triển từ lâu nên ngành dịch vụ của họ đã đạt đẳng cấp quốc tế. Tôi nghĩ những gì học hỏi được từ Nhật Bản chắc chắn sẽ có lợi cho tôi sau này khi trở về Việt Nam" - Ngân bày tỏ.

Sức hút từ Nhật Bản- Ảnh 1.

Thực tập sinh Việt Nam nhận chứng chỉ quốc gia Nhật Bản nghề điều dưỡng

Còn anh Đặng Văn Tùng (30 tuổi, quê Đắk Lắk) cho biết năm 2017, anh sang Nhật Bản làm thực tập sinh trong ngành cơ khí ô tô. Sau 3 năm trở về, bằng kinh nghiệm và nghề học được ở Nhật Bản, anh mạnh dạn mở một garage sơn sửa ô tô tại quê nhà. Tay nghề vững nên garage của anh ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng. 

"Chịu khó học nghề thì sang Nhật Bản là lựa chọn đúng đắn. Người Nhật sẵn sàng đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm cho thực tập sinh nếu thể hiện đam mê ham học hỏi. Tôi luôn làm ngoài giờ không yêu cầu trả lương chỉ để học tập và trau dồi tay nghề vì đã định hướng mở garage khi về nước" - anh Tùng nói.

Đánh giá về sức hút của thị trường lao động Nhật Bản, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cho rằng một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy số lượng lao động tìm đến Nhật Bản ngày càng đông đó là mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước. Các chính sách về hợp tác lao động luôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo cấp cao Nhật Bản và Việt Nam. Bên cạnh đó, môi trường làm việc an toàn, tác phong làm việc chuyên nghiệp, thu nhập ổn định và khả năng tiếp cận kỹ thuật - công nghệ… cũng là những điểm quan trọng thu hút lao động trẻ Việt Nam.

Theo ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Esuhai Group (quận Tân Bình, TP HCM), trước đây NLĐ chọn Nhật Bản vì thu nhập cao nhưng ngày nay, yếu tố lương không còn là ưu tiên hàng đầu nữa. Thực tế, nhiều người sang Nhật Bản trở về lập nghiệp thành công hoặc dễ tìm việc làm với thu nhập tốt đang tạo động lực cho lao động trẻ chọn quốc gia này để khởi nghiệp.

Cam kết mạnh mẽ

Nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ước tính nước này thiếu hụt 970.000 lao động nước ngoài vào năm 2040. Nhật Bản đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt để thu hút nguồn lực quốc tế khi Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cũng đang thu hút lao động để củng cố lực lượng lao động bị giảm sút. Nghiên cứu cũng ước tính sẽ có khoảng 225.000 lao động Việt Nam sang Nhật Bản vào năm 2030, tương đương 80% so với trước đại dịch COVID-19.

Chính phủ Nhật Bản cũng nhiều lần khẳng định nguồn nhân lực Việt Nam là sự hiện diện không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản. Việt Nam đã tích cực hợp tác về lao động cho Nhật Bản trong bối cảnh quốc gia này đang trong tình trạng già hóa, tỉ lệ sinh thấp, thiếu lao động trầm trọng.

JICA cũng cho biết Nhật Bản sẽ sớm áp dụng chế độ tiếp nhận lao động mới. Khi được thực hiện, chế độ mới sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính, gồm ưu tiên bảo vệ quyền lợi của lao động nước ngoài ở Nhật Bản, tạo cơ hội thăng tiến cho người nước ngoài và bảo đảm để họ an tâm chung sống lâu dài tại đây.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất và hiện là lực lượng lao động nước ngoài lớn nhất (hơn nửa triệu người) đang làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đánh giá Nhật Bản đang có nhu cầu nhân lực rất lớn đối với nhiều ngành nghề như: sản xuất thực phẩm đồ uống, xây dựng, chế tạo máy, thông tin điện tử, bảo dưỡng ô tô, công nghiệp đóng tàu, thiết bị hàng hải, nông nghiệp, ngư nghiệp và điều dưỡng…

Do vậy, Nhật Bản sẽ tiếp tục có chính sách mở cửa, tạo thuận lợi trong tiếp nhận nguồn nhân lực từ bên ngoài với việc thông qua luật mới về tiếp nhận lao động nước ngoài vào tháng 6 vừa qua. "Nhân lực Việt Nam được Nhật Bản đánh giá rất cao và mong muốn tiếp tục tiếp cận. Đây là cơ hội để NLĐ Việt Nam khẳng định vị thế của mình tại xứ sở hoa anh đào" - ông Hương nói. 

Thực tập sinh học nghề từ Nhật Bản chắc chắn sẽ được trọng dụng ở bất cứ nơi đâu" - ông Lê Long Sơn nhấn mạnh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo