xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không nên để trứng vào một giỏ

Thế Dũng thực hiện

Đó là cảnh báo của Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, ông Trần Du Lịch, về vấn đề quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Phóng viên: Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ ngành rà soát thực trạng giao thương, quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc để có giải pháp lâu dài, nâng cao sự chủ động của nền kinh tế, ông đánh giá việc này có phù hợp?

Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, ông Trần Du Lịch

Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM

- Ông Trần Du Lịch: Không phải bây giờ Trung Quốc gây chuyện ta mới đặt ra vấn đề này mà trước đây, trong bài toán tái cơ cấu nền kinh tế đã nhắc đến. Thực tế hiện nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào Trung Quốc rất lớn như da giày, dệt may, cơ khí... Không thể có nền công nghiệp phát triển mà lệ thuộc vật tư, nguyên liệu ở nước khác. Nó cũng giống như ta dồn hết trứng vào một cái giỏ và nước đó luôn có thể hất cái rổ làm vỡ hết trứng.

Vấn đề cốt lõi là phải điều chỉnh hệ thống chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ một cách căn bản và khẩn trương. Để làm được điều này nhà nước phải có chính sách giúp doanh nghiệp thoát khỏi phần lệ thuộc nguyên liệu, trong đó bao gồm cả nguyên liệu lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền nông nghiệp mà không sản xuất được nguyên liệu thì không thể ổn định.

- Công nghiệp phụ trợ không phải là chuyện chưa được Chính phủ bàn tới và có quá nhiều kiến nghị, đề xuất, thưa ông?

- Đúng là đây không phải phát kiến gì mới cả. Vấn đề bấy lâu nay là không có quyết tâm thì nay nảy sinh tình hình với Trung Quốc cho thấy chúng ta buộc phải quyết tâm cao độ nếu không sẽ quá muộn.

Việt Nam có lo ngại thị trường xuất khẩu với Trung Quốc, đặc biệt là nông sản?

- Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đa dạng nhưng không lớn. Chúng ta không đặt ra tình huống Trung Quốc cắt hết thương mại. Cần nhớ một điều, ta và Trung Quốc đều là thành viên WTO. Hiệp định Thương mại Trung Quốc - ASEAN cũng có Việt Nam là thành viên nên không thể có chuyện giao thương hai nước sẽ đóng cửa hoàn toàn vì đây là lợi ích của cả hai bên chứ không riêng bên nào và còn các cam kết quốc tế.

Mọi người đừng thấy khó là nghĩ ngay đến việc thay thị trường Trung Quốc bằng châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nga hay các nước Đông Âu cũ mà việc đầu tiên là phải nghĩ đến thị trường Việt Nam đang bị chúng ta thờ ơ nhiều năm qua, để nước ngoài đến khai thác. Hãy xem đây là thời điểm các ngành, địa phương và chính mỗi doanh nghiệp tập trung vào chiếm lĩnh, khai thác thị trường trong nước. Để làm được việc này chỉ bằng cách nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Chiếm lĩnh thị trường trong nước mà “sức nặng” sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc “chắc chân” ở các thị trường xuất khẩu truyền thống và mở thêm thị trường mới.

Việt Nam hãy học người Hàn Quốc và Nhật Bản về tinh thần dân tộc khi sử dụng hàng hóa trong nước. Tại sao 97% người giàu Hàn Quốc đi xe ô tô trong nước mà không dùng xe nhập ngoại? Xin nói rõ ở đây không phải là dùng hàng trong nước một cách cực đoan, áp đặt thái quá chính sách bảo hộ mà đây là tinh thần yêu nước trên cơ sở sản phẩm nội địa có tính cạnh tranh cao.

Nhưng để sản phẩm có sức cạnh tranh cao thì phải chủ động được nguồn nguyên liệu mà quả thực chúng ta đang phụ thuộc phần nào Trung Quốc. Việt Nam đang chuyển từ một nền công nghiệp gia công sang sản xuất thì cần đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ, đa dạng hóa thị trường chứ không nên cứ mãi gia công dựa trên nguyên liệu nước ngoài.

Xuất khẩu thủy sản là thế mạnh của Việt Nam nhưng để sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần tái cơ cấu lại một cách căn bản. Trong ảnh: Thu hoạch cá tra tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu GiangẢnh: CA LINH
Xuất khẩu thủy sản là thế mạnh của Việt Nam nhưng để sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần tái cơ cấu lại một cách căn bản. Trong ảnh: Thu hoạch cá tra tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu GiangẢnh: CA LINH

Ông có đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để thoát tình thế bị ảnh hưởng kinh tế phương Bắc?

- Tình thế này đặt cả nền kinh tế phải chủ động và nâng cao năng lực nội tại, không có con đường nào khác. Và tôi đồng tình với nhiều ý kiến “trong cái rủi có cái may”. Về trung hạn, dài hạn, chúng ta đang nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, thị trường. Việc phát sinh tình hình trên biển Đông vừa qua đang đặt chúng ta vào tình thế phải làm một cách quyết liệt và căn cơ. Ở góc độ trong nước như tôi đã nói ở trên là phải thay đổi cơ cấu về nguồn nguyên liệu, phải xử lý bài toán về nông - ngư nghiệp. Đối với những lĩnh vực là thế mạnh của Việt Nam như dầu khí, nông nghiệp, thủy sản, ngư nghiệp... phải có bàn tay của nhà nước để cơ cấu lại một cách căn bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, bảo đảm sản xuất bền vững.

Tôi hoan nghênh việc Chính phủ vừa thông qua một nghị định về hỗ trợ bà con ngư dân đánh bắt xa bờ bằng cho vay tới 90% giá trị tàu, hỗ trợ bảo hiểm… nên khi tàu có bị xâm hại thì họ cũng không mất tàu.

Chính phủ cần có chính sách đầu tư đồng bộ đối với công nghiệp hóa dầu để giải quyết bài toán nguyên liệu. Đơn cử như công nghiệp phụ trợ mạnh sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành dệt may bởi không chỉ là sợi mà còn cúc áo, cổ áo hiện vẫn phải nhập trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự lo nhằm giảm dần sự lệ thuộc. Hay ngành điện tử hầu như toàn bộ linh kiện nhập từ Trung Quốc và chúng ta chỉ lắp ráp. Tại sao nhà nước không “đứng mũi chịu sào” việc này mà cụ thể chính là các khu công nghệ cao.

Kinh tế nhà nước là chủ đạo mà chúng ta đang xác định là để gánh những nhiệm vụ này, những thứ mà tư nhân không đủ điều kiện và không mặn mà làm.

Vị thế Việt Nam đã khác

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm có xu hướng phục hồi tốt, có đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội phát triển tương đối mạnh. Về tác động từ thị trường Trung Quốc và giải pháp lâu dài tránh bị lệ thuộc đã có chủ trương nhưng đường hướng còn phải tính toán, cân nhắc trên rất nhiều yếu tố. “Việt Nam đã quan hệ kinh tế với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, vị thế được nâng lên và tiềm lực đã mạnh hơn cho phép chúng ta tự tin đưa ra những bước đi phù hợp trong chủ động thị trường xuất nhập khẩu, đầu tư” - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh quả quyết.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý cần kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo