xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ động thích ứng với thị trường lao động

HUỲNH NHƯ thực hiện

Không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng sẽ giúp người lao động tăng khả năng thích ứng trong môi trường làm việc hiện đại

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, thị trường lao động Việt Nam đang có những thay đổi sâu rộng. Làm thế nào để người lao động (NLĐ) thích ứng và nắm bắt cơ hội trong môi trường làm việc hiện đại? Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM.

Chủ động thích ứng với thị trường lao động- Ảnh 1.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM

. Phóng viên: Theo ông, công nghệ phát triển tác động thế nào đến thị trường lao động?

- Ông TRẦN ANH TUẤN: Đặc tính linh hoạt và hội nhập sâu rộng của thị trường lao động cho phép NLĐ dễ dàng dịch chuyển và làm việc trong môi trường toàn cầu. Công nghệ phát triển không chỉ kết nối các ngành nghề mà còn mở ra những cơ hội mới, định hình lại thị trường lao động theo hướng hiện đại và số hóa. Công nghệ tiên tiến, môi trường làm việc trực tuyến và quy trình sản xuất thông minh đang làm thay đổi cách thức tuyển dụng, vận hành và phát triển nhân lực.

Thực tế này đòi hỏi NLĐ phải có chuyên môn cao và có nhiều kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phân tích, sáng tạo), thích ứng nhanh và chịu được áp lực. Nếu không hội đủ các yêu cầu này, NLĐ sẽ đối diện với nguy cơ bị đào thải, nhất là khi thị trường lao động ngày càng ưu tiên chất lượng và hiệu suất làm việc.

Cạnh tranh nghề nghiệp hiện nay không còn dừng lại ở bằng cấp mà nằm ở năng lực thực tế, giá trị đóng góp và tinh thần trách nhiệm. Để thành công, đòi hỏi NLĐ không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng và giữ vững đam mê với nghề, từ đó tạo dựng vị thế vững chắc trong môi trường lao động đầy biến động.

. Nhu cầu nhân lực của các ngành nghề hiện nay và sắp tới thế nào?

- Nhiều khảo sát cho thấy nhu cầu nhân lực qua đào tạo hiện chiếm hơn 95% tổng số lao động. Trong đó, người có trình độ đại học chiếm 25%, cao đẳng 23%, trung cấp 32% và sơ cấp 20%. Thị trường lao động đang tập trung vào 10 nhóm ngành nghề trọng điểm, với yêu cầu chuyên môn cao.

Dẫn đầu là nhóm công nghệ thông tin với khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ phần mềm, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu và thiết kế vi mạch - những lĩnh vực then chốt trong kỷ nguyên số. Tiếp theo là nhóm công nghệ - kỹ thuật gồm cơ điện - tự động hóa, kỹ thuật ô tô, điện - điện tử, chip và chất bán dẫn, công nghệ vật liệu, công nghệ nano, năng lượng tái tạo và năng lượng xanh, đóng vai trò quan trọng trong hiện đại hóa công nghiệp.

Nhóm kinh tế - quản trị kinh doanh thu hút nhân lực lớn, bao gồm kinh doanh số, thương mại quốc tế, công nghệ tài chính, kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng, marketing, logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Cùng với đó, lĩnh vực dịch vụ như du lịch, lữ hành, nhà hàng - khách sạn, ẩm thực tiếp tục mở rộng khi ngành công nghiệp không khói ngày càng phát triển. Ngành khoa học xã hội, tâm lý, nhân sự, truyền thông đa phương tiện, ngôn ngữ và quan hệ quốc tế; công nghệ nông - lâm, chế biến gỗ, thủy - hải sản, thực phẩm, sinh học - hóa… cũng ghi nhận nhu cầu tuyển dụng cao trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Mặc dù vậy, thị trường lao động hiện tại và tương lai vẫn dựa trên nền tảng lao động truyền thống nhưng đang và sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ. Trong đó, công nghệ số và chuyển đổi số là những yếu tố tác động rõ nét nhất. Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo, thúc đẩy sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề cũng như yêu cầu về kỹ năng của NLĐ.

Chủ động thích ứng với thị trường lao động- Ảnh 2.

Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa sẽ mở ra cơ hội mới nhưng cũng nhiều thách thức với người lao động

. NLĐ cần làm gì để thích ứng với sự chuyển dịch của thị trường lao động?

- Sự chuyển dịch của thị trường lao động dưới tác động của hội nhập và chuyển đổi số đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với NLĐ. Dù lựa chọn ngành nghề nào hay theo học hệ đào tạo nào - từ đại học, cao đẳng đến trung cấp hay học nghề, NLĐ, sinh viên, học sinh đều phải xác định rõ tầm quan trọng của việc học tập nghiêm túc, trang bị nền tảng kiến thức vững chắc. Bên cạnh đó, rèn luyện kỹ năng thực tiễn như tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm và ứng dụng công nghệ vào công việc cũng là điều kiện tiên quyết giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài việc học, người học cần chủ động tham gia các chương trình thực tập, làm thêm, dự án thực tế hoặc hoạt động ngoại khóa để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết về môi trường làm việc hiện nay và tương lai. Khi có chuyên môn vững vàng, kỹ năng thành thạo và tư duy linh hoạt, NLĐ sẽ dễ dàng tạo dựng giá trị nghề nghiệp, mở ra nhiều cơ hội phát triển và thành công trong thị trường lao động. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo