xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đã thiếu còn yếu

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Nguồn nhân lực kém cả số lượng lẫn chất lượng vẫn là “bài ca muôn thuở” trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Tại buổi tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh diễn ra ở TP HCM mới đây, một số học sinh bày tỏ lo lắng khi quyết định học ngành công nghệ thông tin (CNTT). Giải đáp những băn khoăn này, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, khẳng định: “Đây vẫn là ngành cần rất nhiều lao động từ nay đến hết năm 2025”.

“Đãi cát” tìm người giỏi

Ông Trần Anh Tuấn nhận định từ năm 2015 - 2025, TP vẫn ưu tiên phát triển nhân lực ở lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao. Do vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành CNTT đã chiếm từ 6% - 7%/năm (khoảng từ 16.000 - 20.000 người/năm) trong tổng nhu cầu của doanh nghiệp (DN) - cao hơn nhu cầu nhân lực ngành chế biến thực phẩm và hóa chất (khoảng 11.000 lao động/ngành/năm) và gấp đôi ngành cơ khí (8.000 người/năm). Tuy nhiên, nguồn cung lao động chỉ đáp ứng 30% nhu cầu thị trường. Không những thế, ngành học này còn đang giảm sức hút với giới trẻ. Nhiều DN phản ánh ứng viên tìm việc nhiều nhưng để tìm được người lý tưởng, đặc biệt là các vị trí nhân sự chủ chốt, thì khó như “đãi cát tìm vàng”. Các công ty phần mềm trong nước đang chật vật tìm kiếm nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho những vị trí như: lập trình di động, quản trị mạng, chuyên gia bảo mậtan ninh mạng...

Sinh viên thực tập dự án tại Trung tâm ATHENA
Sinh viên thực tập dự án tại Trung tâm ATHENA

Theo bà Nguyễn Ngọc Phương Mai, Giám đốc khu vực phía Nam của Navigos Search, thị trường lao động trong nước thiếu trầm trọng ứng viên giỏi ngành CNTT. Nhiều DN mất cả năm vẫn không tìm được người ưng ý cho các vị trí như chuyên gia lập trình, vi mạch điện tử, bảo mật thông tin... Trước tình hình trên, DN buộc phải “săn” lao động ở Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka… với mức chi phí cao ngất ngưởng. “Có nhiều chuyên ngành trong nước chỉ mới đào tạo nên phần đông lao động chưa đủ độ “chín” để đảm đương những vị trí mà DN cần. Do vậy, nhà tuyển dụng buộc phải tìm kiếm ứng viên ở thị trường khác” - bà Mai lý giải.

Điệp khúc chất lượng kém

Bước sang năm 2015, nhiều DN tuyển số lượng lớn lao động làm việc trong lĩnh vực CNTT như: FPT cần 1.000 nhân sự, Công ty TNHH Digi Texx tuyển 500 người... Không chỉ thiếu về số lượng, chất lượng nhân lực ngành CNTT vẫn trong tình trạng “giậm chân tại chỗ”. Thống kê của Viện Chiến lược CNTT cho thấy hiện 72% sinh viên (SV) ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Đặc biệt, chỉ khoảng 15% số SV ra trường đáp ứng yêu cầu của DN. Hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại, cá biệt có DN mất tới 2 năm để làm việc này.

Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quản trị mạng và An ninh mạng Quốc tế ATHENA, cho rằng hiện nhà trường chỉ đào tạo kiến thức nền tảng cho SV. Trong khi đó, công nghệ, khoa học kỹ thuật luôn đổi mới, phát triển không ngừng. Do vậy, sau khi ra trường, các bạn trẻ thiếu hẳn thói quen thích nghi với sự thay đổi (cả về chuyên môn và văn hóa DN). Hiện rất nhiều DN không tìm ra người quản lý hệ thống thông tin. Nhân sự cấp cao, chuyên gia nghiên cứu, sáng tạo là nhóm nhân lực cực kỳ hiếm trong thị trường việc làm. Trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh online, thương mại điện tử sẽ phát triển mạnh, đòi hỏi chất lượng cũng như tỉ lệ cạnh tranh của lao động ngày càng cao. Song, rất nhiều DN vẫn than phiền về nghiệp vụ, tác phong, đạo đức của SV thực tập. Ông Thắng đề xuất: “Khoảng thời gian thực tập của SV không đủ để DN đào tạo, SV tự rèn. Do đó, để chất lượng đào tạo kết nối với yêu cầu của DN, nhà trường nên cho SV đến DN thực hành, cọ xát từ năm thứ 2 đại học”.

Cơ hội việc làm lương cao

Ông Võ Đỗ Thắng cho biết hiện mức lương của ứng viên mới ra trường hoạt động trong lĩnh vực này là khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Đây là mức lương khởi điểm cao so với nhiều ngành khoa học tự nhiên, kinh tế. Nhân viên có kinh nghiệm từ 1 - 2 năm, giỏi nghề dễ dàng có thu nhập hơn 10 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm, Trung tâm ATHENA mở cửa chào đón hơn 1.000 SV đến thực tập, cọ xát thông qua việc tham gia trực tiếp các chương trình, dự án do trung tâm khởi xướng, đảm nhận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo