xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi khó có Công đoàn

MAI CHI

Nhiều đoàn viên - lao động đòi được quyền lợi chính đáng nhờ sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn

Sau hơn 22 năm làm việc tại một công ty chuyên về may mặc xuất khẩu (quận Phú Nhuận, TP HCM), tháng 4-2022, bà H.T.H.P, tổ trưởng may, nhận được quyết định nghỉ việc. Cho rằng bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái quy định pháp luật, bà P. quyết định khởi kiện ra tòa đòi quyền lợi. Tuy nhiên, do hiểu biết về pháp luật có hạn, bà P. đã tìm đến Trung tâm Tư vấn pháp luật (TVPL) LĐLĐ TP HCM nhờ hỗ trợ.

Kiên trì

Tiếp cận vụ việc, cán bộ Trung tâm TVPL LĐLĐ TP HCM nhận thấy quy trình chấm dứt HĐLĐ của doanh nghiệp (DN) đối với bà P. có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Cụ thể, bà P. đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn từ ngày 1-1-2010. Đến tháng 4-2022, công ty lấy lý do gặp khó khăn do dịch COVID-19 phải cắt giảm nhân sự, yêu cầu bà P. và một số lao động khác tự viết đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, bà P. không đồng ý vì công ty vẫn hoạt động bình thường. Đến ngày 23-4-2022, bà P. nhận được quyết định nghỉ việc (có hiệu lực từ ngày 8-4-2022), lý do nghỉ việc là theo đơn. 

Tuy nhiên, bà P. không nộp bất cứ đơn xin nghỉ việc nào, cũng không hề thực hiện thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với công ty trước đó. DN cũng không bảo đảm thời gian báo trước 45 ngày theo quy định. Mặt khác, công ty lý giải lý do dẫn đến cắt giảm lao động là gặp khó khăn do dịch bệnh (quy định tại điểm c khoản 1 điều 36 Bộ Luật Lao động) nhưng chưa thực hiện bất cứ các biện pháp khắc phục nào trước khi thực hiện giải pháp cuối cùng là phải cho NLĐ nghỉ việc… 

Từ nhận định trên, trung tâm đã cử cán bộ tham gia tố tụng tại tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Khi khó có Công đoàn- Ảnh 1.

Cán bộ Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM tư vấn pháp luật cho người lao động

Bằng những lập luận hợp lý, chứng cứ thuyết phục của bên bảo vệ NLĐ, tại phiên xử sơ thẩm do TAND quận Phú Nhuận, TP HCM thực hiện cuối tháng 9-2024, hội đồng xét xử đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà P. và buộc DN phải bồi thường cho bà với tổng số tiền gần 177 triệu đồng.

Bà P. cho biết vụ tranh chấp vẫn chưa kết thúc và đây chưa phải là kết quả cuối cùng. Nhưng sự đồng hành của Trung tâm TVPL đã giúp bà có thêm sức mạnh, sự tự tin trên hành trình đòi quyền lợi chính đáng của mình. Năm 2024, ngoài trường hợp trên, từ sự tư vấn, hỗ trợ của Trung tâm TVPL LĐLĐ TP HCM, đã có 2 trường hợp NLĐ khác đòi được quyền lợi tại bước hòa giải ở tòa và được DN bồi thường với tổng số tiền hơn 838 triệu đồng.

Sâu sát cơ sở

Năm qua, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TP HCM cơ bản ổn định, song một số nơi vẫn xảy ra tình trạng nợ lương, thưởng, DN chấm dứt hoạt động… ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.

Tuy nhiên, nhờ nắm chắc tình hình tại các DN, các cấp Công đoàn TP HCM đã kịp thời phối hợp các đơn vị chức năng can thiệp và bảo vệ có hiệu quả quyền lợi chính đáng cho NLĐ.

Chẳng hạn như vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH XNK Intec-MJ Vina (huyện Hóc Môn, TP HCM). Theo đó, công ty hẹn trả lương tháng 3-2024 cho 374 lao động vào ngày 10-4-2024 (tổng số tiền hơn 2,2 tỉ đồng) nhưng đến hẹn NLĐ mới hay DN đã ngưng hoạt động, thanh lý toàn bộ tài sản, trả nhà xưởng. Giám đốc công ty người Hàn Quốc cũng đã về nước và tài khoản công ty không còn tiền để thanh toán.

Nắm được thông tin từ bộ phận văn phòng công ty là có một đối tác sắp thanh toán tiền hàng (gần 905 triệu đồng), LĐLĐ huyện và các đơn vị chức năng đã chủ động can thiệp, dùng số tiền này thanh toán tiền lương cho NLĐ. Nhiều NLĐ cho hay tuy chưa nhận được đủ số tiền lương bị nợ nhưng ít ra họ không bị mất trắng quyền lợi.

Tại quận Bình Tân, TP HCM, do không có đơn hàng để duy trì hoạt động, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hòa Thái thông báo sẽ ngưng sản xuất và giảm 98 lao động vào ngày 30-10-2024, chỉ giữ lại 13 lao động cho đến khi thanh lý hết tài sản. Khi đó, LĐLĐ quận Bình Tân đã phối hợp cùng Công đoàn cơ sở và các đơn vị liên quan đến làm việc trực tiếp với Ban Giám đốc. Kết quả, NLĐ được thanh toán tiền lương, trợ cấp mất việc khoảng 236 triệu đồng.

Một vụ việc khác xảy ra giữa năm 2024 khi giám đốc Công ty TNHH Gain Việt Nam bỏ về Hàn Quốc khiến 206 lao động mất việc làm, bị nợ lương (khoảng 400 triệu đồng). Khi đó, LĐLĐ quận Bình Tân đã phối hợp cùng Công đoàn cơ sở và các cơ quan chức năng làm việc với người được giám đốc ủy quyền nhằm thanh lý tài sản để giải quyết tiền lương cho NLĐ. Kết quả, ngoài được trả đủ lương, NLĐ còn được LĐLĐ quận giới thiệu việc làm mới. 

Để ổn định quan hệ lao động và bảo vệ có hiệu quả quyền lợi chính đáng cho NLĐ, thời gian qua, LĐLĐ quận đã xây dựng lực lượng CN nòng cốt trong các DN, khu nhà trọ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng NLĐ" - ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, TP HCM, chia sẻ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo