xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bài và ảnh: MAI CHI

Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh đào tạo nghề cho người lao động nhằm chuẩn hóa chất lượng nguồn nhân lực

Mới đây, Công ty TNHH May mặc Song Ngọc (quận Bình Tân, TP HCM) đã phối hợp với LĐLĐ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) quận tổ chức đào tạo nghề may cho 358 công nhân (CN) đang làm việc tại công ty. Sau khóa học, toàn bộ CN đã được Trung tâm GDNN-GDTX cấp giấy chứng nhận nghề (CNN).

Đủ kiểu xoay xở

Theo ông Trần Thanh Sơn, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty TNHH May mặc Song Ngọc, lao động được tuyển dụng phải trải qua quá trình đào tạo nghề tại doanh nghiệp (DN) để thích ứng với công việc. Do công ty không có chức năng cấp chứng chỉ nghề nên khoảng 95% CN chưa có chứng chỉ chuyên môn, trong đó nhiều người có tay nghề cao.

Tham gia khóa học, CN sẽ được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc. Sau 2 ngày học, CN sẽ làm bài kiểm tra lý thuyết và thực hành, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy CNN.

Cũng với hình thức phối hợp, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân) đã mở lớp đào tạo, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề và cấp giấy CNN may giày da cho 26.221 CN. Hiện công ty tiếp tục đợt đào tạo mới, dự kiến đến tháng 6-2025, 100% CN của công ty sẽ được cấp giấy CNN. Đại diện công ty cho hay toàn bộ chi phí đào tạo nghề cho CN do Công đoàn và DN hỗ trợ, người lao động (NLĐ) được miễn phí hoàn toàn. 

"Việc chuẩn hóa kỹ năng nghề, cấp giấy CNN cho NLĐ sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động, tạo ưu thế cạnh tranh cho DN. Bên cạnh đó, giúp CN - nhất là những người có thâm niên, tay nghề cao - thuận lợi hơn khi muốn chuyển đổi môi trường làm việc" - đại diện công ty cho hay.

Bà Nguyễn Võ Minh Thư, Phó trưởng Ban Quản lý các KCX-CN TP HCM (Hepza), cho biết khi vào làm việc tại DN, phần lớn lao động phổ thông sẽ được người sử dụng lao động đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc, đây cũng là cơ sở để DN trả lương cho họ (cộng 7% đã qua đào tạo). 

Qua thống kê, hiện có 163.885/252.131 lao động (chiếm tỉ lệ 65%) đang làm việc tại 17 KCX, KCN ở thành phố do DN tự đào tạo. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thời gian qua, Hepza đã gắn kết các DN với các cơ sở đào tạo. Ngoài ra, nhiều DN cũng chủ động liên kết với các trường đại học để tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực- Ảnh 1.

Công nhân Công ty TNHH May mặc Song Ngọc đã được cấp giấy chứng nhận nghề sau khi tham gia khóa đào tạo

Cần có chính sách ưu đãi

Ngoài Công ty TNHH PouYuen Việt Nam và Công ty TNHH May mặc Song Ngọc, thời gian qua, LĐLĐ quận Bình Tân, TP HCM còn phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức đào tạo, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghề cho CN tại một số DN khác như Lạc Tỷ, Tỷ Hùng…, qua đó cấp giấy CNN may cho khoảng 2.000 CN.

Ngoài ra, một số DN trên địa bàn cũng chủ động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho hơn 65.000 lao động. LĐLĐ quận mong muốn mở rộng việc hỗ trợ DN đào tạo cho NLĐ sang các ngành nghề khác (nhựa, điện tử, xây dựng)nhưng gặp khó khăn. Do Trung tâm GDNN - GDTX quận chỉ có chức năng cấp chứng chỉ cho một số ngành nghề nhất định. 

Vì vậy, LĐLĐ quận đang nỗ lực tìm kiếm các đơn vị đào tạo phù hợp để làm cầu nối cho DN. "Để đáp ứng nhu cầu của DN và NLĐ, các trung tâm GDNN-GDTX cần nâng cao năng lực đào đạo hoặc tìm kiếm đối tác phù hợp để liên kết, mở rộng ngành nghề đào tạo; cho phép DN (đủ tiêu chí, điều kiện…) được cấp giấy chứng nhận đào tạo nghề cho NLĐ" - ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, đề xuất.

Báo cáo kết quả giám sát công tác quản lý nhà nước về lao động và việc làm trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2020 - 2025, HĐND thành phố chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực hiện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Bởi vì NLĐ được tuyển dụng đa số chưa qua đào tạo và chưa có chứng chỉ hoặc giấy CNN; các chính sách hỗ trợ các DN tham gia đào tạo nghề chưa được quan tâm.

Để hoàn thành mục tiêu của Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, với tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 87% vào năm 2025 và 89% vào năm 2030, HĐND thành phố nhấn mạnh cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi (thuế, vốn vay, lãi suất...) để khuyến khích các DN đầu tư cho đào tạo NLĐ, phối hợp các cơ sở GDNN đào tạo lao động; có quy định cụ thể và tạo điều kiện cho việc tổ chức sát hạch trình độ nghề đối với NLĐ được đào tạo tại DN nhưng chưa có bằng nghề; thực hiện chuẩn hóa tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng như việc cấp chứng chỉ, giấy CNN cho NLĐ… 

Tăng mức hỗ trợ cho người lao động

ThS Trần Linh Huân, giảng viên Trường ĐH Luật TP HCM, cho rằng Luật Việc làm và các quy định hiện hành chỉ chú trọng công tác đào tạo nghề cho NLĐ thất nghiệp mà chưa quan tâm đến việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ đang làm việc. Bên cạnh đó, điều kiện để người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ quá chặt chẽ nên DN khó tiếp cận.

Mặt khác, thời gian hỗ trợ đào tạo ngắn (không quá 6 tháng), mức hỗ trợ thấp (tối đa không quá 1 triệu đồng/người/tháng), nếu vượt quá mức hỗ trợ, người sử dụng lao động phải tự chi trả cũng gây khó khăn cho DN. Do vậy, cần sửa đổi quy định cho phù hợp nhu cầu dạy và học nghề, chú trọng tăng mức hỗ trợ NLĐ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo