xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát triển giáo dục nghề nghiệp

Thạc sĩ NGUYỄN KHÁNH CƯỜNG - Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình lao động việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, ước thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Trước hết, chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là những người có trình độ học vấn bậc đại học hay cao hơn, mà còn cả lực lượng trực tiếp lao động, sản xuất, công nhân lành nghề.

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình lao động việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, ước thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Đáng chú ý, tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2024 ước đạt 69%, trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ ước đạt 28,1%.

Như vậy, cả nước vẫn còn gần 38 triệu lao động chưa qua đào tạo, trong khi mục tiêu của Chính phủ thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 là tỉ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động (NLĐ).

Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hằng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động, bao gồm cả lao động có việc làm. Nhiều năm qua, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đã có những thành quả nhất định. 

Các cơ sở GDNN đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác với doanh nghiệp (DN) để triển khai hoạt động đào tạo nghề cho lao động trong DN nhỏ và vừa; đưa học sinh, sinh viên năm cuối đi thực hành, thực tập và tham gia các hoạt động hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của DN, nhất là việc linh hoạt về quy mô tuyển sinh.

Đồng thời, các cơ sở GDNN cũng đã có nhiều phương án và phương thức tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác phù hợp với thực tế và nhu cầu của người học. 

Bên cạnh đó, các hoạt động hợp tác quốc tế về GDNN đã giúp cho hệ thống các cơ sở GDNN tại Việt Nam tiếp cận được phương pháp giảng dạy chuẩn quốc tế, được trang bị giáo trình, vật tư, trang thiết bị thực hành hiện đại, tiên tiến nhất, hình thành đội ngũ giảng viên GDNN có chất lượng. Với sự quan tâm và mở rộng hợp tác đó, hiện các cơ sở GDNN của Việt Nam có đủ khả năng để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của GDNN là khâu tuyển sinh. Vì vậy, theo tôi, để thúc đẩy phát triển kỹ năng nghề cho NLĐ, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện việc liên kết các chủ thể. DN với vai trò là "người đặt hàng" với các cơ sở đào tạo để cùng nhau phối hợp đào tạo và giải quyết việc làm cho NLĐ; Nhà nước với vai trò là nhà quản lý đưa ra những chiến lược, giải pháp và đi kèm những chính sách thiết thực để thúc đẩy hoạt động GDNN; nhà trường giữ vai trò tuyển sinh, đào tạo và nguồn cung cấp nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu của DN và thị trường lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo