xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài toán nhân sự ngành du lịch ở Quảng Bình

Bài và ảnh: Hoàng Phúc

Ngành du lịch tại Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) phát triển mạnh nhất vào mùa khô (từ tháng 3 - 9 mỗi năm), khi lượng khách du lịch tăng cao.

Tuy nhiên, khi mùa mưa đến, lượng khách giảm mạnh, nhiều cơ sở phải cắt giảm nhân sự hoặc tạm dừng hoạt động. Chính điều này, khiến người lao động không thể gắn bó lâu dài với nghề.

Ông Đinh Xuân Hậu, chủ Khu du lịch Lèn Chùa Ecostay, cho biết tình trạng khan hiếm nhân lực tại các cơ sở kinh doanh du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng đang trở nên nghiêm trọng. Có những cơ sở treo biển tuyển dụng suốt 3 - 4 tháng nhưng vẫn không tìm được người. 

Theo ông Hậu, các lao động trẻ địa phương rất mong muốn làm việc gần nhà nhưng khi vào mùa thấp điểm, lượng khách sụt giảm mạnh, thu nhập giảm theo. Do đó, nhiều người đi tìm việc khác khiến công việc tuyển dụng khó khăn hơn.

Nhân lực du lịch ở Phong Nha (tỉnh Quảng Bình) chủ yếu là người địa phương nhưng đang thiếu hụt trầm trọng

Nhân lực du lịch ở Phong Nha (tỉnh Quảng Bình) chủ yếu là người địa phương nhưng đang thiếu hụt trầm trọng

Tương tự, ông Mai Xuân Ngọc, quản lý khách sạn Phương Nam, cho hay dù khách sạn của ông đang cần tuyển một số nhân viên cho các vị trí buồng phòng, phục vụ nhưng sau 2 tháng đăng tuyển trên các nền tảng mạng xã hội vẫn chưa có người ứng tuyển. "Khi có 1 người ứng tuyển thì có 20 doanh nghiệp (DN) cần. Nhưng tìm được người có kinh nghiệm, ngoại ngữ tốt, muốn làm việc lâu dài ở đây thật sự khó" - ông Ngọc nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, mức thu nhập trung bình của nhân viên du lịch tại Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay chỉ từ 4 - 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, nếu làm việc tại TP HCM hoặc các tỉnh, thành phía Nam có thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng/tháng. Còn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) thì thu nhập cao gấp nhiều lần. Sự chênh lệch này đã tạo ra tâm lý "làm tạm", khiến nhiều người không muốn gắn bó lâu dài.

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, cho biết dù địa phương thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghề, kỹ năng, giao tiếp tiếng Anh, các DN cũng chủ động tập huấn sau tuyển dụng, nhưng vẫn khó giữ chân người lao động. Hiện nay, nguồn nhân lực còn hạn chế về kỹ năng và ngoại ngữ, trong khi yêu cầu của ngành du lịch ngày càng cao.

Theo ông Hà, để giải quyết căn cơ vấn đề phát triển nguồn nhân lực du lịch, các đơn vị liên quan cần xây dựng chiến lược tổng thể, kết hợp giữa đào tạo, tập huấn định kỳ và bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết. Đồng thời, phải có các chính sách đãi ngộ nhằm giữ chân người làm nghề.

"Sở đang khuyến khích các DN phát triển đa dạng các loại hình du lịch 4 mùa, như du lịch sinh thái mùa mưa, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, khám phá. Qua đó, tạo việc làm ổn định và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho lao động địa phương" - ông Hà nhấn mạnh.

Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình (trước đây là Sở Du lịch), tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 15.300 lao động trong lĩnh vực du lịch, gồm 4.500 lao động trực tiếp, 10.800 gián tiếp và 384 hướng dẫn viên được cấp thẻ (182 quốc tế, 202 nội địa). Mỗi năm, trên 400 lao động tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo