xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thực phẩm đóng gói: Hiểu đúng, dùng an toàn

Bài và ảnh: HOA TÂM

Hầu như mọi lúc, mọi nơi của đời sống hiện đại, thực phẩm đóng gói, nổi bật là mì ăn liền, luôn có mặt trong danh mục mua hàng của người tiêu dùng bởi tính tiện dụng, đa dạng và hợp khẩu vị

Nhằm cung cấp thông tin đầy đủ về giá trị dinh dưỡng cũng như tính an toàn của thực phẩm đóng gói hay thực phẩm ăn nhanh công nghiệp nói chung, ngày 17-11, Báo Người Lao Động tổ chức buổi trao đổi bàn tròn chủ đề "Tầm quan trọng của thực phẩm an toàn" với sự tài trợ của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.

An tâm về chất lượng

Một ly mì ăn liền trong chiều tăng ca hay một bữa tối từ thực phẩm đóng hộp với vài công đoạn chế biến đơn giản để tiết kiệm thời gian là điều thường thấy trong nhịp sống hiện đại và năng động ngày nay. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của nhiều thương hiệu thực phẩm đóng gói cho thấy nhu cầu rất lớn của người dân mọi giới, mọi ngành, từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt, trong hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh, thực phẩm đóng gói với khả năng bảo quản lâu được ưu tiên dự trữ, sử dụng.

Chia sẻ về tính an toàn của thực phẩm chế biến công nghiệp, TS Phan Thế Đồng - chuyên gia về công nghệ thực phẩm, Phó Chủ tịch Liên Chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP HCM - cho biết khi sản xuất thực phẩm công nghiệp đóng gói, việc đầu tiên là nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, bao gồm quy định về liều lượng các chất có trong thực phẩm; quy định về điều kiện vệ sinh, an toàn trong quá trình chế biến.

Thực phẩm đóng gói: Hiểu đúng, dùng an toàn - Ảnh 1.

Trao đổi bàn tròn “Tầm quan trọng của thực phẩm an toàn” tại Báo Người Lao Động

Các nhà sản xuất đều có chương trình quản lý chất lượng an toàn thực phẩm được đánh giá và chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, trong bộ tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 22000... còn có quy định quản lý về quá trình sản xuất ra nguồn nguyên liệu từ khâu trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản sau thu hoạch. Kiểm soát nguồn nguyên liệu, kiểm soát trong sản xuất, kiểm soát an toàn thực phẩm khi ra đến thị trường, toàn bộ quá trình liên quan đến thực phẩm đều được giám sát nên tính an toàn của thực phẩm chế biến công nghiệp rất là cao.

Khi khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, các dây chuyền công nghệ mới sẽ sản xuất ra những sản phẩm tối ưu. Theo TTND-PGS-TS-BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người tiêu dùng cần hiểu đúng hơn về quá trình chế biến sản phẩm, về nguyên liệu sản phẩm và cả những quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép để có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình.

TS Phan Thế Đồng cũng lưu ý về việc chế biến thức ăn tại nhà. Khi chúng ta tự chế biến, mức độ kiểm soát an toàn thực phẩm sẽ đưa đến nhiều rủi ro hơn là thực phẩm chế biến công nghiệp. Chúng ta thường chỉ quan tâm đến vấn đề "ăn chín uống sôi", nhưng như thế chỉ mới bảo đảm được về mặt vi sinh, trong khi không lại khó kiểm soát được nguyên liệu đầu vào.

Đồng thời, chúng ta quan tâm nhiều đến mức độ ngon của món ăn mà ít khi nào kiểm soát quá trình chế biến, nhất là khi chiên, xào hay nướng thực phẩm. Ví dụ khi nướng thịt, muốn miếng thịt vàng ngon, chúng ta lại phết thêm một ít mật ong, đường. Đường khi gặp chất đạm ở nhiệt độ cao thì sẽ xảy ra phản ứng. Và khi không kiểm soát được nhiệt độ, miếng thịt xuất hiện những chỗ đen, nâu, đây là nơi xảy ra phản ứng mạnh và sinh ra những chất không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những chất có khả năng gây ung thư.

Hiểu đúng về mì ăn liền

Nhắc đến thực phẩm đóng gói, sẽ thiếu sót khi không kể đến mì ăn liền. Đây cũng là loại thực phẩm được bàn luận rất nhiều về tính an toàn của nó. Hiện có nhiều cách hiểu không đúng về mì ăn liền dẫn đến việc sử dụng sai, thậm chí gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như vì sợ phụ gia, chất bảo quản, nhiều người đã trụng mì một cách không cần thiết, làm mất đi hương vị đặc trưng và chất dinh dưỡng của mì ăn liền. TTND-PGS-TS-BS Lê Bạch Mai cho rằng, việc trụng nước sôi như vậy là không cần thiết bởi những gói mì được lưu hành trên thị trường khi đến tay người tiêu dùng là gói mì đã được bảo đảm về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo TS Phan Thế Đồng, để làm ra mì ăn liền, nguyên liệu đầu tiên là bột mì. Bột mì có chứa một loại chất đạm (protein) tên là gluten, thành phần tạo nên độ dẻo và độ dai cho sợi mì. Thành phần thứ hai là chất tạo màu của sợi mì và cuối cùng là gia vị trong gói mì. Những thành phần này được kiểm soát từ nguyên phụ liệu đầu vào, đồng thời có chương trình đánh giá nhà cung cấp từ đơn vị sản xuất.

Nhiều người e ngại rằng liệu mì chiên có an toàn không. TS Phan Thế Đồng cho biết dầu dùng để chiên mì ăn liền là dầu chuyên dụng, chúng không bị chuyển đổi thành chất béo chuyển hóa. Quá trình chiên công nghiệp được kiểm soát chặt chẽ về chỉ tiêu chất lượng. Nhiệt độ khi chiên được kiểm soát nên sẽ không xảy ra các phản ứng sinh ra chất gây nguy hại đến sức khỏe.

Về dinh dưỡng, mì ăn liền cung cấp đường bột là chính, không thể đòi hỏi một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chỉ với gói mì ăn liền. "Chỉ nên xem mì ăn liền là một phần của bữa ăn hoặc bổ sung thức ăn giàu đạm (một quả trứng chẳng hạn) và ít rau củ hoặc sau đó bổ sung trái cây tươi để có thêm chất xơ và vitamin" - TS Phan Thế Đồng khuyên.

Khó tiêu, đầy bụng có phải do mì ăn liền?

Theo TTND-PGS-TS-BS Lê Bạch Mai, mì ăn liền cung cấp chất bột đường là chủ yếu. Trong cơ thể, thời gian tiêu hóa nhanh nhất là tiêu hóa chất bột đường. Không có lý do gì để nghĩ rằng mì ăn liền làm đầy bụng.

Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy đầy bụng, nóng trong người. Chẳng hạn như chế độ ăn quá đơn điệu. Nếu chỉ lựa chọn duy nhất một loại thực phẩm thì không bao giờ chúng ta có thể đạt được một bữa ăn hợp lý và dễ tiêu. Bên cạnh đó, việc đang sử dụng các loại thuốc như hạ huyết áp, viêm dạ dày… hay mắc các bệnh lý về tiêu hóa, gan… cũng là nguyên nhân gây đầy bụng.

Chúng ta cần đánh giá tình trạng sức khỏe để lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Không có thực phẩm xấu, chỉ có bữa ăn xấu. Không có thực phẩm nào là tốt nhất, chỉ có bữa ăn tốt, đó là bữa ăn đủ, đa dạng và cân đối về dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng cần duy trì hoạt động thể lực vừa sức, ngủ đủ giấc để có sức khỏe tốt nhất.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Thực phẩm đóng gói: Hiểu đúng, dùng an toàn - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo