xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạy đua đón đầu cơ hội đào tạo nhân lực

Bài và ảnh: GIANG NAM

Nhân lực chất lượng cao sẽ giúp Việt Nam nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng

Ngay từ cuối năm 2024, hàng loạt các trường đại học (ĐH) đã công bố tuyển sinh nhiều ngành nghề mới trong năm 2025, nhằm đón đầu nhu cầu nhân lực của nhiều lĩnh vực được kỳ vọng sẽ đưa Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới.

Đào tạo theo xu hướng

Theo kế hoạch đào tạo năm 2025, ĐHQG TP HCM sẽ triển khai một số chương trình đào tạo liên ngành, liên trường nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao như: năng lượng (tái tạo, điện hạt nhân), logistics (phục vụ vận hành metro, sân bay quốc tế Long Thành, đường sắt cao tốc), công nghệ giáo dục, kinh tế đất đai, công nghệ nông nghiệp số, kinh doanh nông nghiệp số, công nghệ y...

Trong khi đó, ĐH Kinh tế TP HCM cũng dự kiến tuyển sinh thêm 2 chương trình mới gồm: phân tích dữ liệu và quản trị doanh nghiệp (DN) bền vững.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM sẽ mở thêm 6 ngành đào tạo, gồm: dinh dưỡng và khoa học thực phẩm; quản lý tài nguyên và môi trường (chuyên ngành môi trường và phát triển bền vững); công nghệ tài chính; quản trị kinh doanh; vật lý kỹ thuật (định hướng công nghệ bán dẫn và cảm biến, đo lường); công nghệ truyền thông (truyền thông số và công nghệ đa phương tiện).

Không nằm ngoài cuộc đua, Trường ĐH Tài chính - Marketing dự kiến mở thêm 3 ngành là kiểm toán, quản lý kinh tế và khoa học dữ liệu. Trường ĐH Ngân hàng TP HCM sẽ mở thêm 4 ngành thuộc chương trình chính quy chuẩn, gồm thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo (AI), kiểm toán, luật học và 1 ngành chương trình tiếng Anh bán phần là luật kinh tế.

Ông Nguyễn Minh Trí, Trưởng Phòng Đào tạo - Trường ĐH Cần Thơ, cho biết dự kiến trong năm nay, trường mở 7 ngành mới gồm: bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm; AI; thú y (chất lượng cao); mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (chất lượng cao); tâm lý giáo dục; thương mại điện tử; luật dân sự và tố tụng dân sự.

Không chỉ các trường ĐH công lập, các trường tư thục cũng nhanh chóng bắt nhịp, tham gia đào tạo nhân lực chất lượng cao những ngành mới đang khát nhân lực, có triển vọng trong tương lai. Trong năm nay, Trường ĐH FPT cũng dự kiến mở một số ngành mới như: công nghệ tài chính, tài chính ngân hàng số… Trường ĐH Phenikaa cũng đã bổ sung vào chỉ tiêu tuyển sinh ngành mới như: kỹ thuật điện tử - viễn thông (thiết kế vi mạch bán dẫn); an toàn thông tin; AI…

Chạy đua đón đầu cơ hội đào tạo nhân lực- Ảnh 1.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò chiến lược quan trọng đối với quốc gia

Dựa trên 3 yếu tố

Không riêng các cơ sở giáo dục ĐH, các trường nghề cũng nhanh chóng chuyển đổi, đẩy mạnh hợp tác, liên kết đào tạo nhằm cung ứng nhân sự kịp thời cho đất nước.

ThS Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, cho biết trường đã sớm đào tạo nhân lực chất lượng cao ở các ngành: cơ khí chế tạo, điện tử, điện lạnh... đạt trình độ quốc tế, tương đương với các nước Mỹ, Anh, Đức. Đây là tiền đề rất quan trọng để Lilama 2 mạnh dạn chuyển sang đào tạo ngành kỹ thuật hàng không, phục vụ dự án sân bay quốc tế Long Thành nói riêng và ngành hàng không nói chung. 

Mới đây, Lilama 2 đã nhận chuyển giao từ Tổ chức BTEC Pearson (Anh) chương trình đào tạo công nghệ bán dẫn và tín chỉ carbon. "Chúng tôi phấn đấu trở thành hình mẫu về chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp. Qua đó, tạo ra những giá trị, cách làm mới, đột phá về hiệu quả và chất lượng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học" - ông Cường nói.

Trước việc các cơ sở đào tạo ồ ạt mở ngành mới, nhiều chuyên gia lo ngại về chất lượng đào tạo, bởi đây là những lĩnh vực mới, sẽ thiếu giảng viên và chuyên gia. TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh việc mở ngành mới phải nằm trong chiến lược phát triển, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường. 

Ngoài ra, phải khảo sát, đánh giá nhu cầu trước khi mở ngành là nhiệm vụ bắt buộc, trong đó cần dựa trên 3 yếu tố: nhu cầu nhân lực của xã hội, khả năng đáp ứng của nhà trường và thực trạng chất lượng đào tạo của các trường có cùng ngành đào tạo.

Ông Đào Trung Thành, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Blockchain và AI, cho rằng những ngành nghề mới sẽ phát triển theo đúng quỹ đạo của nó nếu được vận hành bởi đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Nói theo cách khác, nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển.

Vì vậy, cần đầu tư vào hạ tầng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các chương trình đào tạo cần kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, đồng thời có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế. "Các chương trình đào tạo phải được thiết kế với sự tham gia trực tiếp của DN, bảo đảm sinh viên sau khi ra trường không chỉ giỏi về lý thuyết mà còn có khả năng áp dụng ngay vào thực tiễn" - ông Thành nhấn mạnh. 

Báo cáo mới đây của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy các DN cảng biển đang gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn cao. Hiện chỉ có khoảng 10% lao động cảng biển được đào tạo đúng ngành nên DN thường phải mất 1-2 năm để đào tạo lại sau tuyển dụng.

Để Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn của khu vực xứng với tiềm năng sẵn có, thì cần có những chiến lược đón đầu, nhất là đào tạo nguồn nhân lực cảng biển chất lượng cao.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo