xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng khả năng cạnh tranh với kỹ năng số

GIANG NAM thực hiện

Phát triển kỹ năng số sẽ giúp người lao động nâng cao hiệu suất công việc và tăng khả năng cạnh tranh

Hiện nay, việc trang bị và phát triển kỹ năng số là yếu tố then chốt để nhân viên (NV) duy trì khả năng cạnh tranh, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Đào Thu Phương, CEO Siêu Việt Group, đơn vị sở hữu nền tảng tìm việc Vieclam24h, về vấn đề này.

Tăng khả năng cạnh tranh với kỹ năng số- Ảnh 1.

Bà Đào Thu Phương, CEO Siêu Việt Group

. Phóng viên: Trước sự thay đổi của công nghệ, người lao động (NLĐ) cần làm gì để tồn tại, phát triển?

- CEO ĐÀO THU PHƯƠNG: Trong kỷ nguyên số, kỹ năng số không còn là lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển. Các kỹ năng cốt lõi NV cần chú trọng gồm hiểu biết cơ bản về công nghệ số. NLĐ không cần trở thành chuyên gia nhưng phải nắm vững các xu hướng công nghệ ảnh hưởng như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, tự động hóa. Điều này giúp họ chủ động hơn trong công việc.

Việc sử dụng thành thạo các công cụ như phần mềm văn phòng, quản lý công việc và cộng tác trực tuyến là rất quan trọng trong môi trường làm việc linh hoạt và phân tán. Do vậy, NLĐ cần có tư duy dữ liệu, biết cách đọc hiểu và ứng dụng dữ liệu vào công việc, từ đó ra quyết định chính xác hơn và nâng cao hiệu quả công việc.

Thói quen tự học và linh hoạt với thay đổi giúp NLĐ không bị tụt lại phía sau và duy trì lợi thế cạnh tranh. Việc tuân thủ các nguyên tắc bảo mật, quyền riêng tư và ứng xử văn minh trong môi trường số là rất quan trọng. Tóm lại, kỹ năng số không chỉ là biết sử dụng công nghệ, mà còn là tư duy, hành vi và khả năng thích nghi để làm chủ công nghệ trong môi trường số. Những ai đầu tư vào phát triển kỹ năng này sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững.

. Doanh nghiệp (DN) làm thế nào để đánh giá nhu cầu đào tạo kỹ năng số cho NV, thưa bà?

- Để đánh giá nhu cầu đào tạo kỹ năng số hiệu quả, DN cần thực hiện các bước có hệ thống, phù hợp với đặc thù ngành nghề và mục tiêu phát triển dài hạn. Đầu tiên cần xác định kỹ năng cốt lõi, các kỹ năng số cần thiết cho từng vị trí.

Thực hiện khảo sát, bài kiểm tra thực hành, phỏng vấn hoặc thu thập phản hồi từ quản lý để đánh giá kỹ năng hiện tại của NV. Đây là bước quan trọng để có cái nhìn thực tế về năng lực của đội ngũ. So sánh kỹ năng hiện có với những kỹ năng cần thiết để xác định các khoảng cách, như thiếu kiến thức về công nghệ mới, công cụ làm việc số, hoặc tư duy dữ liệu.

Xác định nhóm ưu tiên đào tạo, DN nên tập trung đào tạo những cá nhân hoặc bộ phận có khoảng cách kỹ năng lớn và ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số. Thiết kế chương trình đào tạo phù hợp. Đánh giá kết quả bằng bài kiểm tra sau đào tạo, theo dõi khả năng áp dụng vào công việc và thu thập phản hồi từ NV và quản lý. Cần nhớ rằng việc đánh giá và phát triển kỹ năng số không chỉ giúp nâng cao hiệu suất công việc mà còn giúp DN tăng cường năng lực cạnh tranh và giữ chân nhân tài.

Tăng khả năng cạnh tranh với kỹ năng số- Ảnh 2.

Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi cao về kỹ năng số của người lao động

. Mô hình đào tạo nào phù hợp để NV vừa học vừa làm việc linh hoạt, hiệu quả?

- Trong bối cảnh làm việc linh hoạt (hybrid), phương pháp blended learning (đào tạo kết hợp) là lựa chọn phù hợp nhất. Bởi nó kết hợp giữa đào tạo online và offline, mang lại sự linh hoạt và hiệu quả.

Đào tạo online sẽ phù hợp với các kỹ năng như sử dụng phần mềm, làm việc từ xa, xử lý dữ liệu và tư duy số cơ bản. Online giúp NV học mọi lúc, mọi nơi, với sự hỗ trợ từ các nền tảng e-learning, video ngắn và học liệu tương tác. Đào tạo offline thích hợp cho các nội dung cần thảo luận sâu, thực hành nhóm, hoặc ứng dụng ngay vào công việc như xây dựng quy trình số hóa, ứng dụng dữ liệu trong vận hành và giải quyết tình huống công nghệ thực tế.

Blended learning giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời vẫn bảo đảm tính tương tác, gắn kết và phù hợp với từng nhóm nhân sự. DN có thể điều chỉnh tỉ lệ online và offline theo đặc thù ngành nghề, trình độ NV và mục tiêu đào tạo. Với các DN có nền tảng đào tạo nội bộ (LMS), mô hình này không chỉ phù hợp mà còn giúp mở rộng quy mô và cá nhân hóa trải nghiệm học tập cho từng nhóm NV.

. Để tạo động lực và cam kết học tập của NV thì cần những yếu tố gì?

- DN cần tập trung vào 3 yếu tố chính: tin tưởng vào kết quả, ghi nhận kết quả và phần thưởng có ý nghĩa. Bởi vì, NLĐ cần thấy rằng việc học kỹ năng số không chỉ phục vụ tổ chức mà còn mang lại cơ hội phát triển cá nhân, như thăng tiến, tăng thu nhập, hoặc mở rộng vai trò nghề nghiệp. Việc học cần được gắn với lộ trình nghề nghiệp rõ ràng và các chính sách khen thưởng cụ thể để động viên NV.

Chương trình đào tạo cần linh hoạt, dễ tiếp cận và có thể tạo cảm hứng học tập. DN phải bảo đảm NLĐ có thời gian học mà không bị áp lực công việc. Cần tạo cơ hội học trong giờ làm việc hoặc bố trí thời gian học cố định. Các hình thức linh hoạt như tích hợp học vào nhiệm vụ thực tế cũng giúp việc học trở nên thiết thực và bền vững.

Việc học chỉ hiệu quả khi NV có lý do, thời gian để học và nhận được giá trị từ việc học. DN cần đầu tư đúng vào cả 3 yếu tố này để duy trì động lực và cam kết học tập của NV. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo