xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng văn hóa hỗ trợ người lao động

HỒNG ĐÀO thực hiện

Khích lệ người lao động làm việc bằng chính sách đãi ngộ thực chất sẽ giúp doanh nghiệp ổn định nguồn nhân lực

Việc tuyển dụng các ngành nghề mới như thương mại điện tử, logistics, kinh tế chia sẻ… hiện gặp rất nhiều khó khăn vì quá mới mẻ, thiếu trường đào tạo. Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với bà Lê Thị Đoan Trinh, Phó Tổng Giám đốc khối nhân lực Công ty CP Đầu tư Scommerce, về vấn đề này.

. Phóng viên: Khó khăn lớn nhất của ngành thương mại hiện nay là gì, thưa bà?

- Bà LÊ THỊ ĐOAN TRINH: Ngành thương mại tăng trưởng 5% - 10%/năm, riêng thương mại điện tử phát triển 20% - 30%/năm. Để đưa hàng hóa đến được với người tiêu dùng cần rất nhiều nhân lực tham gia chuỗi cung ứng.

Ở Việt Nam, ngành này đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động. Đây là cơ hội và cũng là thách thức khi các trường đào tạo hiện chưa cung ứng đủ nhân sự, chúng tôi chỉ mới sử dụng được 1% - 2% lao động đã qua đào tạo. Hiện nay, dịch vụ giao hàng nhanh của công ty có mặt tại 63 tỉnh, thành, với 50 kho phân loại và chuyển tiếp hàng hóa, 1.000 bưu cục, lực lượng lao động gần 20.000 người. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực, doanh nghiệp (DN) tự tuyển dụng, đào tạo.

Chính vì thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều tập đoàn lớn của các quốc gia đã có mặt ở Việt Nam. Họ có vốn lớn, kinh nghiệm nhiều, để cạnh tranh, chúng tôi vừa làm vừa học nhằm tiết kiệm chi phí nhưng phải đạt hiệu quả để làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư mạnh về công nghệ để phân loại hàng hóa tự động. Đội ngũ công nghệ thông tin của chúng tôi có hơn 150 người, đủ khả năng lập trình giúp DN giảm chi phí vận hành nhưng đạt năng suất cao.

Xây dựng văn hóa hỗ trợ người lao động- Ảnh 1.

Bà Lê Thị Đoan Trinh, Phó Tổng Giám đốc khối nhân lực Công ty CP Đầu tư Scommerce

. Lao động tại công ty được đào tạo như thế nào?

- DN tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc vào 15.000 nhân viên phát triển thị trường, bởi họ là người tiếp cận với khách hàng hằng ngày. Công việc của họ không đơn giản mà cần nhiều kỹ năng như: tư duy bán hàng, vận hành, chăm sóc khách hàng, sử dụng điện thoại thông minh thành thạo…

Công ty tuyển dụng và đào tạo cho lực lượng này các kỹ năng từ kiến thức pháp luật, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông đến cách thức vận hành, giao tiếp với khách hàng. Với một nhân viên (NV) phát triển thị trường, 30 ngày đầu có ý nghĩa rất quan trọng. Vì thế, ngoài huấn luyện các kỹ năng cần thiết, công ty còn hỗ trợ lương để bảo đảm thu nhập cho NV mới, giúp họ vượt qua khó khăn trước mắt.

Ngoài ra, chúng tôi còn xây dựng "Hệ thống hỗ trợ tân thủ" - đây là một bước tiến mới trong việc hỗ trợ và phát triển NV mới. Hệ thống này được thiết kế và phát triển bởi đội ngũ kỹ sư nội bộ. Nó giống như một trợ lý ảo, không chỉ cung cấp hướng dẫn và đào tạo công việc mà còn tập trung xây dựng nền văn hóa hỗ trợ và khích lệ sự phát triển cá nhân. 

Các tính năng chính bao gồm hướng dẫn chi tiết về công việc, thông tin về chính sách lương, thưởng, đánh giá tiến độ cá nhân, giúp giảm thiểu căng thẳng và tăng cường tự tin cho NV mới. Hiện 5% NV phát triển thị trường của công ty có thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng.

Xây dựng văn hóa hỗ trợ người lao động- Ảnh 2.

Nhân viên Công ty CP Đầu tư Scommerce tham gia lớp đào tạo và huấn luyện. Ảnh: HỒNG ĐÀO

. DN làm gì để giữ chân người lao động (NLĐ)?

- Trước đây, Scommerce rất chú trọng xây dựng thương hiệu, xem đó là cách thu hút nhân sự. Nhưng hiện nay, chúng tôi thay đổi chiến lược khi tập trung vào các chính sách chăm lo cho NLĐ của mình. Bên cạnh các chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động, chúng tôi có chế độ đãi ngộ riêng như: tặng quà lễ, Tết; thưởng tháng 13… Mỗi năm, NLĐ còn được tăng 10% thu nhập bình quân.

Khi dịch COVID-19 bùng phát, sản lượng trong ngành dịch vụ giảm, nhiều nơi phải cắt giảm lao động. Riêng công ty chúng tôi vẫn giữ nguyên, thậm chí tăng 3.000 lao động vào cuối năm 2021. Chúng tôi chọn cách cắt giảm lương của quản lý, thay vì cắt của lao động trực tiếp.

Trong bão số 3 (bão Yagi) vừa qua, công ty rà soát những gia đình NLĐ bị ảnh hưởng ở phía Bắc và hỗ trợ ngay mỗi người từ 1-10 triệu đồng; hỗ trợ tiền taxi cho NLĐ trong vùng bão đi làm để bảo đảm an toàn. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo