xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 20.000 vị trí việc làm, lương lên đến 45 triệu đồng nhưng không ai trúng tuyển?

Huỳnh Như

(NLĐO) – Các vị trí này ưu tiên dành cho lao động Việt Nam, lương trung bình 45 triệu đồng/tháng, nhưng đến nay chưa có ứng viên nào trúng tuyển.

Theo báo cáo từ Trung tâm Dịch vụ Việc làm TP HCM (CSE), từ ngày 1-1 đến 30-11, trung tâm đã nhận được thông báo tuyển dụng từ 7.242 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này đăng ký tuyển dụng 20.471 vị trí, tập trung vào các chức danh quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật cao, với mức lương trung bình 45 triệu đồng/tháng. Đây là những vị trí ưu tiên dành cho lao động Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP, ban hành ngày 18-9-2023.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 11, vẫn còn 20.464 vị trí chưa tuyển được ứng viên phù hợp. Trong số đó, có 1.077 vị trí thuộc diện ưu tiên dành cho lao động Việt Nam trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng tuyển. Dù có 2.605 lượt lao động Việt Nam quan tâm và nộp hồ sơ, không có ứng viên nào được tuyển dụng thành công.

Hơn 20.000 vị trí việc làm, lương lên đến 45 triệu đồng nhưng không ai trúng tuyển?- Ảnh 1.

Theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động nước ngoài phải công khai tuyển dụng lao động Việt Nam trước đó

Theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động nước ngoài phải công khai tuyển dụng lao động Việt Nam trước đó. Nếu sau 15 ngày không tuyển được ứng viên trong nước, họ mới được phép gửi báo cáo giải trình để xin phép sử dụng lao động nước ngoài. Để hỗ trợ việc công khai, CSE đã thiết lập một chuyên mục riêng trên Cổng thông tin việc làm Thành phố (https://vieclamhcm.com.vn) nhằm đăng tải các thông báo tuyển dụng.

CSE chỉ ra hai nguyên nhân chính khiến nhiều vị trí chưa tuyển được ứng viên Việt Nam. Thứ nhất, sự thiếu hụt thông tin khiến nhiều lao động Việt Nam có chuyên môn cao không biết đến các cơ hội này. Các chiến dịch tuyên truyền hiện nay chưa đủ mạnh, chưa đến được đúng đối tượng. Nhiều lao động có kỹ năng chuyên môn tốt nhưng không quen hoặc không biết cách sử dụng các nền tảng tuyển dụng trực tuyến, dẫn đến gián đoạn trong việc tiếp cận cơ hội việc làm.

Thứ hai, yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thường quá cao, đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe về trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng. Ví dụ, một số doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải có bằng đại học, chứng chỉ chuyên môn quốc tế, nhiều năm kinh nghiệm, hoặc khả năng sử dụng tiếng Anh và công nghệ tiên tiến. Những tiêu chí này tạo ra rào cản lớn, khiến nhiều lao động Việt Nam dù có năng lực vẫn bị loại do thiếu các yếu tố phụ trợ.

Hơn 20.000 vị trí việc làm, lương lên đến 45 triệu đồng nhưng không ai trúng tuyển?- Ảnh 2.

Thiếu hụt thông tin, yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp quá cao là những nguyên nhân khiến lao động Việt Nam khó tiếp cận các vị trí việc làm theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP

Tại hội nghị trao đổi về quy định sử dụng, tuyển dụng lao động người nước ngoài diễn ra mới đây, bà Trần Lê Thanh Trúc, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, chỉ ra sự không nhất quán trong yêu cầu tuyển dụng giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài. Một số doanh nghiệp yêu cầu lao động Việt Nam có trình độ đại học, nhưng lại chấp nhận lao động nước ngoài với trình độ cao đẳng cho cùng một vị trí. Ngoài ra, khi hết thời hạn ưu tiên tuyển dụng 15 ngày, có doanh nghiệp thay đổi tiêu chí hoặc chỉ định lao động nước ngoài mà không yêu cầu bằng cấp tương đương, gây mất minh bạch và làm giảm niềm tin của ứng viên Việt Nam vào hệ thống tuyển dụng.

Để giải quyết thực trạng này, bà Lượng Thị Tới, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, khuyến nghị doanh nghiệp nên điều chỉnh tiêu chí tuyển dụng phù hợp hơn với thực tế. "Chỉ nên ưu tiên tuyển dụng lao động nước ngoài cho các vị trí yêu cầu kỹ thuật cao mà lao động Việt Nam chưa thể đáp ứng. Các ngành nghề này cần được xác định rõ, và tiêu chí tuyển dụng phải khả thi" - bà Tới nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc CSE, đề xuất cần có các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ hơn để giúp lao động Việt Nam tiếp cận thông tin. Đồng thời, doanh nghiệp cần minh bạch trong quá trình tuyển dụng, làm rõ tiêu chí ngay từ đầu để ứng viên không cảm thấy bị thiệt thòi. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng nên phối hợp với doanh nghiệp xây dựng hệ thống tuyển dụng thông minh, dễ tiếp cận hơn. Việc này không chỉ nâng cao cơ hội việc làm cho lao động trong nước mà còn tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa lao động Việt Nam và lao động nước ngoài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo